Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. 2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Hỏi: Anh trai tôi làm công nhân, đã hơn 20 tuổi nhưng vẫn ham mê rượu chè, điện tử, đánh lô đề và cá độ bóng đá. Tuần trước anh tôi vay nặng lãi để tham gia cá độ, bởi thua cuộc nên giờ nợ bên cho vay tổng số tiền cả gốc lẫn lãi là hơn trăm triệu đồng. Bên cho vay thường xuyên đến nhà tôi quấy rầy, đòi tiền nợ nhưng gia đình tôi thực sự không còn tiền trả. Đề nghị Luật sư tư vấn, gia đình tôi có bắt buộc phải thay anh trai trả nợ hay không? (Mai Hoàng - Bắc Ninh) Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 19).
- Người thành niên: “1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. 2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này” (Điều 20).
- Người chưa thành niên: “1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý” (Điều 21).
- Bảo lãnh: “1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh” (Điều 335).
Theo quy định của pháp luật, anh trai của anh (chị) là người đi vay nên trách nhiệm của anh trai anh (chị) sẽ là người trả nợ cho bên cho vay. Mặt khác, anh của anh (chị) cũng là người đã thành niên (trên 20 tuổi) nên bố mẹ của anh (chị) sẽ không cần phải có trách nhiệm trả giúp cho anh trai anh (chị) số tiền trên, trừ trường hợp bố mẹ của anh (chị) nhận trách nhiệm là người bảo lãnh.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận