-->

Cố ý gây thương tích người khác bị xử lý như thế nào?

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Hỏi: Nếu trong trường hợp A đe dọa đòi đánh B, tiếp đó A đã tiến hành hành vi đánh, ném đá nhưng không gây thương tích nặng cho B (B không bị làm sao).Sau đó,B đã dùng dao đâm người A làm người A bị thương (lủng phổi). Vậy trong trường hợp này pháp luật giải quyết như thế nào?A sinh năm1998,B sinh năm1995. (Thị Mai - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Việc A tiến hành đe dọa B và sau đó tiến hành các hành vi đánh, ném đá vào B, mặc dù không gây thương tích gì cho B nhưng cũng được xét vào tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 (sửa đổi 2009)

Theo đó, căn cứ vào Khỏan 1 Điều 104 thì:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểmhoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần cùng với một người hoặc đối với nhiều người

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Theo đó, A tiến hành ném đá, đánh B, mặc dù tỉ lệ gây thương tích không lớn nhưng có tính chất côn đồ, A có thể bị xem xét vi phạm khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.

A sinh năm 1998, như vậy hiện tại A 17 tuổi. Theo quy định tại Điều 12 thì:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".

Như vậy, A phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Tuy nhiên, A dưới 18 tuổi nên căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4Điều 69 thì:

"1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này".

Như vậy, A có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự vì tội A gây ra là tội ít nghiêm trọng, A có thể bị áp dụng một trong các biện pháp tư pháp như: giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng (Khoản 1 Điều 70 )

Về trường hợp của B, Hành vi của B không được xem là phòng vệ chính đáng theo như quy định tại Khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự.

"B dùng dao đâm A khiến A bị lủng phổi, hành vi này của B là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Bộ luật hình sự, cụ thể:

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự."

Hành vi của B đã vi phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 . Tuy nhiên cần phải xem xét tỉ lệ thương tật của A là bao nhiêu % để có thể áp dụng các điều khoản trong Điều 104 sao cho phù hợp. Việc B dùng hung khí (con dao) cũng được xem là tình tiết tăng nặng với B.

B sinh năm 1994 nên B hoàn toàn có khả năng chịu trách nhiệm về các hành vi của mình trước pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.