Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Hỏi: Tôi được mời khám nghĩa vụ quân sự. Nhưng tôi cũng như gia đình không muốn đi vì tôi đang học nghề. Đề nghị Luật sư tư vấn, có thể xin các cấp chính quyền xem xét lại được không? (Minh Hằng - Hải Phòng)
Luật gia Lương Xuân Bình - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại Điều 2 Luật nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ. Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.
Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: “Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi”.
Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân. Nếu anh nhận được giấy gọi đi khám sức khỏe mà anh trốn tránh không đi thì anh có thể bị xử phạt theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự: 1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này".
Do vậy, khi có giấy gọi anh cần thực hiện việc đi khám sức khỏe. Nếu thuộc trường hợp được tạm hoãn hay được miễn thì anh sẽ được xem xét. Còn nếu không thì anh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận