Đối với tội rất nghiêm trọng thời hiệu khởi kiện là 15 năm mà từ thời gian xảy ra sự việc trên mới chỉ 10 năm nên em bạn hoàn toàn có thể kiện bạn.
Hỏi: Tôi có 1 đứa em gái từng có quan hệ với một người Hàn Quốc (HQ) và đã có một con gái 09 tuổi. Em gái tôi sinh năm 1989, lúc em 15 tuổi đã bị bạn trai HQ dụ dỗ đe có thể quan hệ.Vì hoàn cảnh gia đình mẹ phải vào tù nên em gái đã nghỉ học sớm để đi làm. Khi quen anh HQ này anh ta đã mua quà gửi cho Mẹ tôi và vì vậy em tôiđã cảm động và yêu anh ta. Trong thời gian yêu em gái, anhta dùng mọi lời ngon ngọt để dụ dỗ em gái tôi quan hệ. Lần đầu em đã từ chối thì anh ta nói là không yêu anh ta. Lần sau đấy anh ta nói với em tôi là muốn kết hôn với em tôi và muốn có nhiều trẻ con (anh ta hoàn toàn biết em mình chỉ mới 15 tuổi). Cuối cùng em tôi đã trao sự trong trắng cho anh ta ngay tại nhà của Dì tôi. Quan hệ xong cũng là lúc Dì tôi về bắt gặp anh ta đã hứa sẽ có trách nhiệm kết hôn.
Khi em quan hệ với anh ta là khoảng tháng 7 năm 2005 và về ở cùng anh ta từ thời điểm đó. Đến khoảng tháng 10 em tôi mang bầu và sinh 1 bé gái. Em gái tôi và anh ta vẫn sống chung cho đến khoảng cuối năm 2010 thì Mẹ tôi về. Khi đó Mẹ tôi thấy rất bất bình vì đã 5 năm trôi qua anh ta vẫn trì hoãn chưa đăng ký và đám cưới với em gái tôi. Thêm nữa là khoảng thời gian đó giữa anh ta và em tôicó cãi nhau nhiều vì vấn đề anh ta có bạn gái bên ngoài và người đó còn gọi điện chọc tức em gái tôi. Khi đó Mẹ tôi nói sẽ kiện am ta nhưng em tôi1 mực van xin và anh ta cũng viết 1 tờ giấy cam kết với Mẹ tôi là sẽ không bao giờ bỏ rơi em tôidù ở bất cứ đâu anh ta vẫn sẽ chăm sóc yêu thưnhng em gái. Vì thương con nên Mẹ đành ngậm đắng nuốt cay bỏ qua cho anh ta. Cho đến khoảng cuối năm 2011 anh ta về Hàn Quốc và khi quay lại Việt Nam em gái tôiđã bắt được lá thư người yêu của anh ta viết cho anh ta. Đau khổ vì cảm thấy bị lừa dối em tôiđã bỏ đi. Và mỗi khi anh ta đi làm em gái tôi lại về nhà với con. Và đến khi không chịu được sự lừa dối, em tôi đã đề nghị ở riêng để 2 bên cùng suy nghĩ.
Tháng 4 năm 2012 em gái tôi dọn ra ngoài ở riêng và thuê chung với gia đình 1 người bạn gái để đỡ mọi chi phí cho anh ta. Khi đó con gái em tôi đã được 6 tuổi nhưng vẫn chưa có tên Bố trong giấy khai sinh.Đến năm 2014 khi em gái hỏi vấn đề đăng ký anh ta nói sẽ làm và đến lấy hộ chiếu của em tôi và giấy tờ của cháu gáinói là để đi làm đăng ký. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì anh ta đã đăng ký với người bạn gái Hàn Quốc, 2 người họ đang sống chung và anh ta bây giờ muốn lấy cháu tôi đi với mục đích muốn dứt bỏ mọi trách nhiệm và lời hứa với em tôi. Em tôi vì suy nghĩ bản thân không đủ khả năng nuôi con nên đã cho sang nhà anh ta sống thử nhưng khi cháu tôi ở bên đó khônghề có được sự quan tâm như em tôi đã yêu cầucho nên em tôi đã đón con về nhà. Anh ta có thể dành thời gian làm mọi việc nhưng gặp con thì anh ta luôn kêu bận. Vậy mà bây giờ anh ta lại đòi nuôi nó. Anh ta nói với em tôi nếu emtôi nuôi con anh ta sẽ không đóng tiền học và chu cấp cho con bé nữa. Xin hỏi luật Minh Khuê tôi có thể kiện anh ta không? Xét từ khi anh ta quan hệ với em tôi cho đến bây giờ đã 10 năm. Xin hỏi các luật sư trường hợp của em tôi có thể kiện anh ta tội giao cấu với trẻ dưới 16 tuổi không và nếu ra toà em tôi có thể giữ được quyền nuôi con và bắt anh ta phải trợ cấp cho cháukhông? (Trịnh Quý - Hà Giang)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Lao động - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như thông tin mà bạn đưa ra thì bạn trai người Hàn Quốc(sinh năm 1976)quan hệ với em bạn lúc em bạn mới 15 tuổi vì vậy có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội giao cấu với trẻ em quy định tại Điều 115 Bộ luật hình sự 1999:
"1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:a) Phạm tội nhiều lần;b) Đối với nhiều người;c) Có tính chất loạn luân;d) Làm nạn nhân có thai;đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội".
Sau khi quan hệ, em gái của bạn đã có thai vì vậy bạn trai người HànQuốccó thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d, khoản 2 Điều 115. Đây là tội rất nghiêm trọng.
Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
"1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".
Như vậy, đối với tội rất nghiêm trọng thời hiệu khởi kiện là 15 năm mà từ thời gian xảy ra sự việc trên mới chỉ 10 năm nên em bạn hoàn toàn có thể kiện bạn trai người HQ này.
Đối với việc giành quyền nuôi con:
Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việcgiải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
"1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này".
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: "Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con".
Như vậy việc nuôi con đối với trường hợp này được giải quyết giống như khi vợ chồng ly hôn. Cháu của bạn đã 9 tuổi vì vậy khi ra tòa, tòa sẽ xem xét nguyện vọng của cháu bạn. Để giành được quyền nuôi con, em gái bạn cần chứng minh được các điều kiện chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con mình.
Ngoài ra, vì trong thời gian chung sống, bạn trai của em bạn đã không hề chăm nom, cấp dưỡng cho con vì vậy em gái bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên. Khi bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con, người bốvẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận