Có quyền yêu cầu CSGT cung cấp bằng chứng vi phạm?

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Hỏi: Vừa qua trên đường đi làm, Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu tôi dừng xe và phạt tôi lỗi vượt quá tốc độ cho phép. Tôi có yêu cầu CSGT cung cấp bằng chứng tôi vi phạm tốc độ nhưng họ không đồng ý và bắt tôi phải ký vào biên bản và nộp phạt thì mới cho xem. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có quyền được yêu cầu cung cấp bằng chứng vi phạm hay không?(Trần Văn Thành - Hà Nội)

c

>>>Luật sư tư vấnpháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198

Luật gia Nguyễn Tùng Hoa - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2013, quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:

“Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính” (điểm đ khoản 1 Điều 3)

Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường: “Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ được trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này” (điểm a khoản 1 điều 5)

“Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh” (điểm 2 Mục I phụ lục Nghị định 165/2013/NĐ-CP)

Để xử lý hành vi vượt quá tốc độ, người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Bạn có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện chứng minh mình không vi phạm.

Như vậy, trong mọi trường hợp bạn đều có quyền yêu cầu CSGT chứng minh rằng bạn đã có hành vi vi phạm hành chính. Ngoài ra, trong biên bản CSGT lập phải dựa trên kết quả thu được của máy đo tốc độ có ghi hình (thiết bị kĩ thuật được trang bị cho CSGT khi làm nhiệm vụ).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông đường bộ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.