-->

Cơ quan có thẩm quyền không cho hoãn nghĩa vụ quân sự, đúng hay sai?

Điều 2 Thông tư liên tịch (hợp nhất) số 02/TTLTHN-BQP ngày 20/5/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn Khoản 4, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11 Điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP quy định về các đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Hỏi:Năm 2010, con tôi trúng tuyển đại học chính quy khóa học 2010-2014. Năm 2014 cháu vẫn chưa tốt nghiệp đại học. Sau đó cháu đã đăng ký và trúng tuyển vào lớp trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng khóa học 2014-2016. Hiện nay, cháu nó vẫn đang theo học tại trường cao đẳng này. Đầu năm 2015, khi có yêu cầu bổ sung giấy tạm hoãn nghĩa vụ quân sự của địa phương, cháu đã xuất trình giấy tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do trường cao đẳng cấp và đã được chấp nhận. Tháng 10/2015, địa phương gửi giấy gọi tham gia nghĩa vụ quân sự như những năm trước. Cháu cũng đã xuất trình giấy hoãn nghĩa vụ quân sự do trường cao đẳng vừa cấp nhưng địa phương cho biết là sẽ không được hoãn nghĩa vụ quân sự nữa vì đã được hoãn khi học đại học rồi. Đề nghị Luật sư tư vấn, địa phương nói như vậy là đúng hay sai? (Hoàng Linh - Hải Dương)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Xuân Bình - Tổ tư vấn pháp Hành chính Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo điều 2 Thông tư liên tịch (hợp nhất) số 02/TTLTHN-BQP ngày 20/5/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn Khoản 4, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11 Điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP như sau:

"1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ: a) Công dân có anh, chị hoặc em một là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng; b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm: Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học; Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.; c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục; d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên; đ) Công dân đang học tập tại các trường quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này được tính từ ngày công dân đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường. Trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.

2. Công dân nêu tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khóa khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ: Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khóa học; Một khóa học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn”.

Như trường hợp của con anh (chị), nếu tại thời điểm có giấy gọi tham gia nghĩa vụ quân sự, cháu đã tạm hoãn nghĩa vụ quân sự một lần khi đang học đại học thì tại thời điểm đó, cháu không được tiếp tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nữa.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.