Luật sư tư vấn về trường hợp thay đổi hiện trạng đất đai đang tranh chấp.
Hỏi: Thửa đất nhà tôi hiện có hồ sơ kỹ thuật mang tên bố tôi nhưng chưa có bìa đỏ và được bố tôi (đã mất) lập di chúc để lại cho tôi và anh trai tôi, nay đất đang còn tranh chấp chưa giải quyết. Xin hỏi Luật sư, anh trai tôi tự ý cơi nới nhà cửa trên thửa đất này có được không? (Hoàng Xuân Phúc - Nghệ An) Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại điều 110 BLTTDS 2011 quy định như sau:
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đó"
Theo quy đinh nêu trên, việc anh trai bạn có hành vi cơi nới nhà cửa trên đất đang có tranh chấp được xem là hành vi thay đổi hiện trạng của tài sản đang tranh chấp. Do đó, hành vi này là không đúng theo quy định của pháp luật.
Do đó, khi thấy anh trai bạn có hành vi cơi nới hiện trạng tài sản đang tranh chấp thì bạn có thể yêu cầu tòa án sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại điều 102 BLTTDS năm 2005 như sau:
" Điều 102. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.
6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.
10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.
11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.
13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định."
Do đó, trong khi giải quyết tranh chấp mà có căn cứ cho thấy anh trai của bạn có hành vi sửa chữa nhà cửa làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp thì tòa án sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn hành vi nảy tiếp tục xảy ra nếu bạn có yêu cầu.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận