Có được nhận lương sau khi nghỉ làm?

Người lao động có quyền nhận khoản tiền lương tương ứng với thời gian làm việc trước khi bị đuổi việc đồng thời được hưởng các quyền lợi liên quan theo quy định pháp luật.

Hỏi: Lương trong hợp đồng lao động của cháu, tổng lương (căn bản+ tất cả các khoản phụ cấp, chưa trừ bảo hiểm phải nộp) là 4,8 triệu. Sau ngày 31/07/2014, thì giám đốc nâng lương cho cháu nhưng không làm lại hợp đồng và cũng không có phụ lục gì cả. Tổng lương của cháu vào tháng 07/2014 là 5 triệu. Và tháng 09/2014 vừa qua, giám đốc lại tăng thêm 200.000 đồng cho cháu. Vậy là 5,2 triệu.Ngày 14/2010, giám đốc nói chuyện và muốn cháu nộp đơn nghỉ vào ngày 15/2010. Mục đích của giám đốc là không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 10 cho cháu, trong khi ngày 07/2011 cháu mới hết hợp đồng. Cháu đã đồng ý. Như vậy, tiền lương những ngày cháu đã làm và tiền phép từ tháng 01 - tháng 09 của cháu sẽ được tính như thế nào ạ? Xin nói thêm là ngày 15/2010 cháu bắt đầu nghỉ làm.Trong 9 ngày phép của cháu, cháu đã nghỉ tổng cộng 4 ngày (có tháng nghỉ 1/2 ngày, có tháng 1 ngày). Và khi nghỉ thì công ty đã trừ vào lương tháng đó. Cháu muốn hỏi là lương Tháng 10 cháu nhận được sẽ căn cứ dựa trên lương trong hợp đồng ban đầu, hay lương của tháng 09. Và ngày phép có hưởng lương mà cháu chưa nghỉ có được nhân 300% không? Còn 4 ngày cháu đã nghỉ thì lương phép được hoàn trả như thế nào, bao nhiêu phần trăm? (Vũ Hà Thu - Lạng Sơn)



Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của pháp luật người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội: Điều 2. Đối tượng áp dụng (Luật bảo hiểm xã hội): “1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên”. Về mức đóng bảo hiểm theo khoản 1 Điều 91 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006: “Điều 91. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động: 1. Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%”. Theo khoản 2 Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: “Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động”. Theo quy định trên thì trường hợp của anh (chị) thuộc diện người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, nên tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động (không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác).Vì anh (chị) nói: tổng lương của anh (chị) bao gồm (căn bản+ tất cả các khoản phụ cấp, chưa trừ bảo hiểm phải nộp) là 4,8 triệu.
Như vậy thì chúng tôi không thể biết chính xác được tiền lương, tiền công mà anh (chị) nhận được là bao nhiêu để tính cụ thể cho anh (chị). Nên anh (chị) hãy căn cứ lại hợp đồng của anh (chị) để xem tiền lương của anh (chị) là bao nhiêu bằng cách là mỗi tháng anh (chị) lấy tiền lương có trừ khoản phụ cấp nhân với 5% thì sẽ ra số tiền anh (chị) phải đóng. Còn những tháng anh (chị) được tăng lương thì anh (chị) cũng căn cứ vào lương anh (chị) được hưởng nhân với 5 %. (Tất cả lương này đều là lương chưa có phụ cấp). Anh (chị) nhận lương sẽ căn cứ theo bảng lương tháng 9 khi mà giám đốc tăng lương cho anh (chị). Tuy nhiên luật lao động quy định hợp đồng lao động bắt buộc phải được thành lập bằng văn bản mà trong trường hợp này của anh (chị) thì giám đốc chỉ nói vậy thôi nên rủi ro rất lớn thuộc về anh (chị) vì ông ta có thể trả lương cho anh (chị) theo hợp đồng ban đầu.
Theo khoản 1 Điều 97 Luật Lao động năm 2012: “Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm: 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày”.
Như vậy thì anh (chị) có được nhân với 300% hơn nữa thì anh (chị) còn được cộng thêm tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Lương phép sẽ được hoàn trả theo tháng mà có ngày anh (chị) làm thêm đấy và ngày đấy tiền lương của anh (chị) sẽ nhân với 300% cộng thêm tiền lương,tiền công của ngày hôm đó. Vì anh (chị) nói "Trong 9 ngày phép của cháu, cháu đã nghỉ tổng cộng 4 ngày (có tháng nghỉ 1/2 ngày, có tháng 1 ngày). Và khi nghỉ thì công ty đã trừ vào lương tháng đó. Trong 9 ngày nghỉ phép mà anh (chị) mới chỉ nghỉ có 4 ngày và khi nghỉ thì công ty đã tính vào tiền lương của tháng đó. Như vậy thì anh (chị) còn 5 ngày chưa được nghỉ và công ty sẽ phải trả lương phép cho anh (chị) trong năm ngày này. Mức lương này sẽ là mức lương 5 ngày tính trong tháng anh (chị) nghỉ và không có nhân với bao nhiêu phần trăm cả trừ khi trong năm ngày đó anh (chị) có làm thêm giwof thì anh (chị) mới nhân với phần trăm của ngày làm thêm giờ đó.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.