-->

Có được kiện đòi chia tài sản khi tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?

Do ngội nhà là tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng nên các con của bác anh (chị) không có quyền kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nếu chưa được giải chấp tại ngân hàng.

Hỏi: Bác tôi có 1 căn nhà cầm cố ngân hàng không có tiền trả, tôi đứng ra trả gốc chưa trả lãi số tiền đó, bây giờ ngân hàng vẫn giữ sổ vì tôi chưa trả lãi nhưng các con của bác tôi đứng ra kiện đòi tài sản của vợ bác tôi vì bà đã mất (sổ đỏ vẫn đứng tên bác tôi). Đề nghị Luật sư tư vấn, căn nhà đó sẽ được giải quyết như thế nào? Và nếu tôi xin ngân hàng cho tôi lấy lại số tiền để ngân hàng phát mại căn nhà đó thì liệu ngân hàng có đồng ý không? (Nguyễn Văn Nam – Nghệ An)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thu Trang - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như nội dung thư mà anh (chị) trình bày, hiện nay căn nhà vẫn đang được thế chấp tại ngân hàngvà chưa được trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì chưa thực hiện các nghĩa vụ vay tài sản. Trong trường hợp chưa được ngân hàng tiến hành giải chấp thì tài sản là căn nhà sẽ không được tiến hành các giao dịchbán, trao đổi, tặng cho theo hay chia thừa kếquy định của Bộ luật Dân sự 2005:

"Điều 348.Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản

Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;

2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

3. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;

4. Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 349 của Bộ luật này."

Do đó, các con của bác anh (chị) không có quyền kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nếu chưa được giải chấp tại ngân hàng.

Giả sử trong trường hợp các con của bác anh (chị) tiến hành trả nợ đầy đủ cho ngân hàng và lấy lại được tài sản thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Thứ nhất:nếu căn nhà là tài sản chung vợ chồng của hai bác anh (chị) theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì các con của bác anh (chị) chỉ có quyền yêu cầuchia tài sản thừa kế là phần tài sảntương ứng với phần tài sản của vợ bác anh (chị) (đã mất) trong khối tài sản chung. Tài sản thừa kế có thể được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 .Phần tài sản của bác anh (chị), những người nàykhông có quyền yêu cầu chia.

Thứ hai:nếu căn nhà là tài sản riêng của bác anh (chị) thì những người con không có quyền yêu cầu chia tài sản của bác anh (chị).

Về vấn đềnếu anh (chị)xin ngân hàng cho anh (chị)lấy lại số tiền để ngân hàng phát mại căn nhà đó thì liệu ngân hàng có đồng ý không?: điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bên ngân hàng và mức độ rủi ro mà ngân hàng đánh giá đối với khoản vay này. Thông thường để đảm bảo thu hồi tiền đã cho vay, ngân hàng sẽ không đồng ý trả lạikhoản tiền vay mà anh (chị) đã trả. Tuy nhiên, anh (chị) có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng hoàn trả lại số tiền mà anh (chị) đã thực hiện nghĩa vụ thay cho họ. Nếu họ không hoàn trả, anh (chị) có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.