-->

Có chi di sản đối với nhà đã được sang tên không?

Đối với căn nhà đã được chuyển đổi quyền sử dụng từ người chết sang cho người khác thì sẽ không còn là di sản của người chết nưã. theo đó, việc chia si sản đối với căn nhà đó sẽ không được đặt ra

Hỏi: Ông nội tôi mất năm 1998. Ông có 8 người con (2 người cô chết trước ông, 1 người bác tư chết sau ông).. Các bác còn lại có gia đình và ra ở riêng không có tên trong hộ khẩu. Hộ khẩu gia đình còn lại ba tôi và chú út tôi. Ba tôi ở trên mảnh đất nhà và nuôi ông tôi cho đến ngày ông mất (đất chưa có sổ đỏ chỉ có biên nhận mua viết tay) còn chú út tôi bỏ địa phương đi từ lúc ông tôi chưa mất cho đến ngày ông mất gần 20 năm (có tên trong hộ khẩu ở địa phương khác). Trong quá trình nuôi ông thì ông tôi có nhiều lần kêu ba tôi lấy giấy biên nhận làm sổ đỏ ba tôi đứng tên (lúc này ông gửi giấy biên nhận cho bác tư tôi giữ). Nhưng ba tôi không chịu làm, cho đến năm 2000 thì ba tôi vẫn ở trên mảnh đất đó (vẫn chưa có sổ đỏ) đến khoảng giữa năm 2000 nhà nước yêu cầu nhà ở phải có sổ đỏ, nên bác 4 tôi mới đưa biên nhận cho ba tôi đi làm sổ đỏ (đến nay đã 15 năm). Nay chú út tôi quay về đòi ba tôi chia nhà này làm 2 cho chú tôi một nữa. Ba tôi không đồng ý. Chú tôi mới làm đơn kiện ba tôi đòi chia lại đất trong đó có chữ ký của các bác tôi (trừ bác tư tôi đã mất năm 2007). Luật sư cho tôi hỏi nếu như chú tôi đưa đơn ra tòa vậy nhà do ba tôi đứng tên có bị chia làm hai hoặc chia đều cho các anh em không? sổ đỏ ba tôi đứng tên có mộc đỏ chữ ký của chủ tịch ủy ban nhân dân huyện như vậy có hợp pháp không? Còn nếu mảnh đất này thuộc quyền sở hửu của ba tôi vậy ba tôi có được quyền làm đơn kiện lại họ không? (Thanh Hiền - Nam Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bạn không nói rõ ông bạn mất có để lại di chúc hay không, và dựa trên những dữ liệu bạn trình bày, chúng tôi xác định ông bạn mất, không để lại di chúc.

Do đó, khi đặt ra trường hợp phân chia di sản của ông bạn để lại sẽ được thực hiện theo pháp luật, di sản thừa kế sẽ được xác định để chia cho những người thừa kế:

Hàng thừa kế thứ nhất trong gia đình bạn được xác định: bác tư, ba bạn, 4 người cô, bác còn lại.

Riêng đối với 2 người cô đã mất trước ông của bạn: nếu có con cái thì các con sẽ được coi là người thừa kế thế vị mẹ.

Đối với bác tư: bác mất sau ông thì vợ, con bác sẽ được xác định người thừa kế phần của bác tư.

Với trường hợp của gia đình bạn, tính từ thời điểm ông bạn mất là năm 2000 đến nay đã 15 năm, những người thừa kế mới có đơn khởi kiện về việc phân chia di sản, trước đó không có văn bản thỏa thuận nào, thì theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP:

"Mục I: Việc áp dụng quy định pháp luật về thời hiệu:

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung".


Khi có yêu cầu về phân chia di sản này, thì không được chia lại bởi trong thời hạn 10 năm, những người thừa kế không có văn bản thỏa thuận về việc chưa chia di sản, bố bạn đã cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi.

Trường hợp này, bố bạn không có căn cứ gì để phản tố, bởi điều kiện để được phản tố khi có yêu cầu bù trừ nghĩa vụ hoặc yêu cầu độc lập khác đối với bên nguyên đơn.

Do đó, bố bạn vẫn là người sử dụng hợp pháp phần di sản này, và các chú không được chia di sản nữa.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.