Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi.
Hỏi: Vào ngày 12 tháng 2 năm 2015, em có đi xe máy đến cửa hàng quần bò để mua đồ, Em để xe trước cửa hàng, khoảng 10 phút sau quay ra định thanh toán thì mất xe. Tức là chưa mua được đò đã mất xe, cửa hàng lúc đó không hề có biển quý khách tự bảo quản tài sản hay bảo vệ trông xe gì hết, khi mất thì nhân viên ở đấy có bảo e ra phường trình báo, em cũng đã yêu cầu gặp chủ cửa hàng để cùng đi ra khai báo nhưng hết lần này đến lần khác nhân viên gọi điện mà vẫn không thấy chủ về.Trình báo xong quay về thì thấy cửa hàng đã dán tờ giấy quý khách tự bảo quản tài sản lên trên cửa ra vào, không hỏi han gì đến việc khách bị mất xe, cũng như không có trách nhiệm, do không đủ tỉnh táo cũng như kiến thức về luật, nên lúc đó em đã về nhà sau khi khai báo ở phường, sau đó vài ngày em đi qua cửa hàng đó thì không còn thấy trên cửa dán cái giấy báo ...đó nữa và cho đến bayh gần 1 tháng trôi qua không có tin tức gì về chiếc xe, e đi qua cửa hàng đó cũng không thấy của hàng đó có dán giấy báo tự quản tài sản. Theo như trường hợp của em thì em có thể đòi bồi thường được không? (Mã Hải - Bình Định)
Luật gia Đỗ Mạnh Tiến - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau:
-Có hành vi trái pháp luật:Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với người có hành vi đó.Về nguyên tắc một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
-Có thiệt hại sảy ra trong thực tế: Thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
-Có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra: Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại
-Do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự: Người có hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sựbất luận hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý
Như vậy trong trường hợp của bạn, chủ cửa hàng không phải chịu trách nhiệm về việc bạn bị mất xe.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận