Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Hỏi: Bố mẹ tôi có 4 người con 3 gái một trai. Tôi và chị gái cùng một người em trai đã có gia đình riêng còn có em gái út tôi sinh năm 90 chưa lập gia đình đang làm công nhân cho một công ty cách nhà hơn 100km.Từ năm 1995 gia đình tôi có đi khai hoang kinh tế trên Hòa Bình ở vùng đất của bộ đội trước kia. Khi đó bố tôi lên đó làm còn mẹ thì đi đi lại lại từ Hà Nam ( nơi chúng tôi được sinh ra và là quê hương của bố mẹ tôi). Đến năm 2000 thì bố mẹ bàn nhau bán đất ở quê để tập chung lên hòa bình làm ăn kinh tế ở trên đó chúng tôi theo bố mẹ lên đó sinh sống và học tập làm ăn vàở đó. Đến năm 2001 thì chúng tôi bắt gặp bố tôi ngoại tình, lúc đó bố tôi có viết một tờ giấy nói toàn bộ tài sản đều để lại cho mẹ con chúng tôi rồi ra đi tay trắng. Nhưng đi một thời gian rồi lại về xin mẹ con tha thứ. Mẹ con tôi đã tha thứ và chấp nhận nhưng với tính trai gái của bố tôi không thay đổi vẫn đi ngoại tình mặc dù đã rất nhiều lần mẹ con tôi nói nhưng vẫn chứng nào tật ấy. Thời gian trôi đi mẹ con tôi vẫn sống và làm việc ở mảnh đất được giao với diện tích hơn 1 ha. Hàng năm đóng cho huyện đội 30% trên tổng doanh thu từ vườn cây ăn quả trên diện tích họ giao cho( diện tích đất gia đình tôi được giao hơn 1 ha do huyện đội giao có thời hạn 50 năm đến nay mới được gần 20 năm) đã có bìa xanh. Giờ bố mẹ tôi ly hôn thì tài sản được chia thế nào? (Nguyễn Hoan - Thái Bình)
Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn: "1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này".
Diện tích đất mà gia đình bạn được giao trong thời hạn 50 năm là tài sản chung do được giao trong thời kì hôn nhân, bên cạnh đó bố mẹ bạn cũng không xác định đây là phần diện tích của riêng ai, phần hoa lợi thu được nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Để có lợi thế hơn trong việc phân chia tài sản sau hôn nhân, mẹ bạn cần chứng minh việc lỗi của bố bạn dẫn đến việc ly hôn cùng với đó là việc bố bạn đã có hành vi đánh đập mẹ bạn, thời gian gần đây không có đóng góp vào việc tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Còn về việc bố bạn có viết giấy để tài sản lại cho mẹ bạn và các con sẽ không có hiệu lực pháp lý. Vì đây là bản viết tay, không có công chứng, bên cạnh đó hiện tại bố bạn cũng không thừa nhận việc này. vấn đề chia tài sản sẽ không liên quan đến các con, bởi vì các con đều đã qua tuổi vị thành niên, có đủ năng lực hành vi.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận