-->

Cảnh sát hình sự có quyền dừng phương tiện giao thông

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2009/NĐ-CP thì cảnh sát hình sự hoàn toàn có quyền yêu cầu dừng xe đối với một số trường hợp.

Hỏi: Em trai tôi bị cảnh sát hình sự yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ. Sau đó, họ thực hiện việc xét nghiệm nhanh và kết quả cho thấy, em trai tôi dương tính với ma túy. Em tôi cũng thừa nhận là đã sử dụng ma túy đá. Vậy thưa Luật sư, cảnh sát hình sự có quyền yêu cầu dừng phương tiện giao thông không? Em trai tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? (Khánh Hoàng - Phú Thọ)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vũ Khánh Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Chúng tôi trích dẫn một số quy định pháp luật để anh tham khảo như sau:

Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 (BLHS) quy định:

“Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm” (khoản 1 Điều 196)

“Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” (khoản 3 Điều 196)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chẫ cháy; phòng, chống bạo lực gia đìnhcủa Chính phủ, quy định:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.” (khoản 1 Điều 21)

Nghị định 27/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết:

“Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:
Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.” (Khoản 2, Điều 9)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2009/NĐ-CP thì cảnh sát hình sự hoàn toàn có quyền yêu cầu dừng xe đối với em trai anh. Vì em trai anh sử dụng trái phép ma túy đá quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nên em trai anh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.Trong trường hợp: Cơ quan Công an tiến hành khởi tố và điều tra vụ án này thì em trai của anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 196 BLHS.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.