-->

Cán bộ đo sai diện tích đất khi làm thủ tục bồi thường thì phải làm thế nào?

Theo quy định của pháp luật đất đai, cán bộ đo sai diện tích đất thu hồi thì phải điều chỉnh lại cho đúng diện tích và bồi thường cho người dân theo diện tích đất mà người dân bị thu hồi.

Hỏi: Chào luật sư! Tôi tên Khánh ở Sơn La, ở địa phương tôi có dự án làm đường của gói dự án Di dân tái định cư. Gia đình tôi được đền bù 400 triệu. Chúng tôi là nông dân không biết đo bằng máy nên chi tin vào cán bộ đo đạc,nhưng sau khi thi công xong đoạn đường chỗ đất nhà tôi thì đơn vị thi công thi công tiếp đất nhà ông Chính, ông Chính nói rằng ô đất của ông được nhà nước đền bù 2000m2 thôi thì ông sẽ cho họ thi công hết 2000m2 rồi cho họ nghỉ thi công. Vì khi ông đo lại thủ công bằng giây thước thì đất ông là 2500m2.sau khi đo lại thì cán bộ nói là bị nhầm sang ô đất nhà tôi 500m2 .nhưng chúng tôi đã cắm mốc rõ ràng giữa các ô đất cho cán bộ đo từ khi chưa thi công. Giờ đất nhà tôi đã thi công hết rồi thì đo lại như thế nào? Ai sẽ đền bù cho ông Chính? (Nguyễn Khánh - Sơn La)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Trung Hiếu - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 31 Luật Đất đai năm 2013 quy định về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính quy định:

“4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương”.

Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất quy định:

"1. Xác định ranh giới thửa đất

1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.

2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan".

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì cán bộ đo đạc đã có sai sót khi đo đạc. Nhưng lại không phát hiện ra sự sai sót này cho tới khi có tranh chấp xảy ra mới phát hiện.Vì vậy khi phát hiện ra sai sot này thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết .Căn cứ Tại Điều 11 Thông tư 25 /2014/TT-BTNMT đã được nêu ra ở trên và tiến hành giải quyết bồi thường cho đúng.

Trường hợp mà vẫn không được đo đạc lại bạn có thể khiếu nại nên Uỷ ban nhân nhân nơi bạn cư trú yêu cầu được tiến hành đo đạc ,kiểm tra lại để tiến hành bồi thường cho đúng theo diện tích đất đã bị thu hồi. Còn trong trường hợp đã khởi kiện nên tòa thì bạn có thể yêu cầu Tòa cho thẩm định lại tại chỗ.

Sau khi có kết quả chính xác về diện tích đất bị thu hồi, Cơ quan tiến hành bồi thường sẽ phải bồi thường đúng diện tích đất mà ông Chính đã bị thu hồi. Ngoài ra, theo Khoản 8 Điều 13 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước cũng quy định như sau:

Điều 13 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính quy định:

“Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:

8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".

Cơ quan có trách nhiệm bồi thường ở đây chính là UBND xã nơi quản lý trực tiếp cán bộ địa chính đó.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.