-->

Cách tính lãi suất trả chậm?

Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.

Hỏi: Năm 2011 tôi có bán lô ống nhựa cho 1 công ty, theo hợp đồng thì đến 20 tháng 10 năm 2011 bên họ phải thanh toán hết tiền cho tôi. Nhưng nay họ vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Từ năm 2011 đến nay ngày nào tôi cũng phải gọi đòi nợ. Cứ thế một năm họ trả có năm trả 20 triệu, năm trả 10 triệu đến nay họ còn thiếu tôi 102 triệu. Đề nghị Luật sư tư vấn. cách tính lãi suất trả chậm. (Hồng Hà - Nghệ An)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Phương Thảo - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Được biết năm 2011 anh (chị) có bán lô ống nhựa cho 1 công ty, theo hợp đồng thì đến 20 tháng 10 năm 2011 bên họ phải thanh toán hết tiền cho anh (chị) . Nhưng nay họ vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Từ năm 2011 đến nay ngày nào anh (chị) cũng phải gọi đòi nợ. Cứ thế một năm họ trả có năm trả 20 triệu, năm trả 10 triệu đến nay họ còn thiếu anh (chị) 102 triệu. Hiện nay anh (chị) muốn tính lãi suất trả chậm cho bên này thì chúng tôi tư vấn cho anh (chị) như sau:

- Theo Điều 290 Bộ luật dân sự 2005 quy định thực hiện nghĩa vụ trả tiền:
"1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Như vậy, bên Công ty có nghĩa vụ trả đầy đủ số tiền sau khi 2 bên thực hiện xong giao dịch mua bán hàng hóa . Trường hợp bên Công ty chậm trả số tiền trong giao dịch mua bán thì bên Công ty ngoài phải trả số tiền gốc mà còn phải trả cả lãi suất chậm trả theo quy định của pháp luật.

- Số tiền chậm trả sẽ được tính lãi theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Theo Điều 476 Bộ luật dân sự quy định mức Lãi suất như sau:
"1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."
- Nếu bên Công ty không chịu trả số tiền còn lại cho anh (chị) thì anh (chị) có thể tiến hành khởi kiện để yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.

Theo đó buộc bên Công ty thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án trả chậm và khi thanh toán tiền thi hành án, cơ quan thi hành án phải xác định số tiền đã thi hành xong, bao gồm cả lãi suất chậm thi hành án, số tiền còn phải thi hành tại thời điểm đó. Vì thế, cơ quan thi hành án phải tính lãi đến thời điểm thanh toán tiền thi hành án để đảm bảo dứt lãi đến thời điểm đó, số tiền gốc còn lại tiếp tục phát sinh lãi suất chậm thi hành án. Bởi vậy, cơ quan thi hành án phải tính lãi trước và chi trả cho người được thi hành án.

Hiện nay, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước là 9%/năm. Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/năm. Vậy số tiền lãi suất chậm được tính như sau:
+ Số tiền còn lại bên B chưa trả: 102.000.000 đồng.
+ Số tiền lãi chậm thi hành án trong 1 năm là: 102.000.000 x 13,5% = 13.770.000 đồng.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.