-->

Các đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, công tyhợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.


Công ty hợp danh là tổ chức có đầy đủ các dấu hiệu của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.Các đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh được pháp luật quy định cụ thể tại chương VI, Luật doanh nghiệp năm 2014.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Từ định nghĩa mang tính mô tả của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Điều 172), có thể thấy công ty hợp danh có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là: Về thành viên công ty hợp danh

Công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có thể có hai loại thành viên:

(i) Thành viên hợp danh: phải là cá nhân, bắt buộc phải có trong công tyvà phải có ít nhất hai thành viên. Thành viên hợp danh là nòng cốt của công tyhợp danh, bởi vì nếu không có thành viên này, công tyhợp danh không thể thành lập và hoạt động được.

Do là loại đặc trưng của công ty đối nhân nên thành viên hợp danh liên kết với nhau chủ yếu dựa vào nhân thân, liên kết về vốn là yếu tố thứ yếu. Sự liên kết giữa các thành viên trong công ty hợp danh là chặt chẽ, và do vậy cũng hạn chế số người có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty.

Đặc điểm liên kết về nhân thân của thành viên hợp danh cũng khiến công ty hợp danh không thích hợp với hầu hết các ngành nghề kinh doanh, mà chỉ thích hợp với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, danh tiếng... của các thành viên như: khám chữa bệnh, tư vấn luật, tư vấn về kế toán, về kiểm toán, về thiết kế, về xây dựng.

Sự liên kết dựa vào nhân thân các thành viên hợp danh là điểm nổi bật của công tyhợp danh so với CTCP hay công tyTNHH - hai loại hình mà các thành viên thường chỉ quan tâm đến phần vốn góp vào công ti.

(ii) Thành viên góp vốn: có thể là cá nhân, tổ chức; có thể có hoặc không có trong công ty hợp danh. Thành viên góp vốn không có vai trò quan trọng như thành viên hợp danh, tuy nhiên sự tham gia của thành viên này khiến khả năng huy động vốn của công ty hợp danh cao hơn.

Hai là: Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên công tyhợp danh

Công tyhợp danh theo luật Việt Nam có thể có hai loại thành viên với hai loại chế độ trách nhiệm khác nhau. Cụ thể:

(i) Thành viên hợp danh: phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của thành viên thể hiện: thành viên hợp danh không chỉ chịu trách nhiệm bằng số tài sản bỏ vào kinh doanh, mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình đối với mọikhoản nợ của công ti.

Như vậy, chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh tương tự chế độ trách nhiệm của chủ DNTN, khi chủ DNTN cũng phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình. Tuy nhiên, vì công tyhợp danh có ít nhất hai thành viên hợp danh, nên các thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn; có nghĩa là khi một thành viên hợp danh nhân danh công tyhợp danh giao kết hợp đồng với đối tác, các thành viên hợp danh khác dù không trực tiếp giao kết vẫn phải chịu trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng đó.

(ii) Thành viên góp vốn: chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ti. Trong kinh doanh, nếu công tyhợp danh gặp khó khăn, thua lỗ, thành viên góp vốn cũng chỉ chịu trách nhiệm đến hết phần vốn đã góp vào công ty. Trường hợp công tygiải thể hoặc phá sản mà tài sản còn lại của công tykhông đủ để trả nợ, thành viên góp vốn không phải dùng tài sản riêng để trả nợ thay cho công ti.

Ba là: Về vốn của công ty hợp danh

Vốn điều lệ của công tyhợp danh là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ti.

Thành viên công tyhợp danh có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ti.

Tài sản góp vốn có thể góp đủ khi thành lập công ti, có thể góp theo thời hạn và tiến độ cam kết góp đã được các thành viên nhất trí thông qua. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.

Nếu thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ti, thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ti. Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ti; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công tytheo quyết định của Hội đồng thành viên.

Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn khi không muốn là thành viên của công tycó quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại hay cho người không phải là thành viên công ti, hoặc rút vốn khỏi công ti. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này khá khó khăn xuất phát từ tính chất liên kết chặt chẽ về nhân thân của thành viên trong công tyhợp danh.

Bốn là: Về huy động vốn của công ty hợp danh

Công tyhợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để công khai huy động vốn trong công chúng. Khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ, công tysẽ huy động bằng cách kết nạp thêm thành viên mới, tăng phần vốn góp của mỗi thành viên hay ghi tăng giá trị tài sản của công ti. Việc huy động vốn theo những cách này không dễ dàng, đặc biệt là việc kết nạp thêm thành viên, vì có thể phá vỡ tính chất liên kết về nhân thân của thành viên công ti.

Năm là: Về tư cách pháp lí và trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, công tyhợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công tyhợp danh là tổ chức có đầy đủ các dấu hiệu của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự như: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.

Như vậy, công tyhợp danh có tư cách pháp lí độc lập khi tham gia giao dịch, có tài sản độc lập với các thành viên và chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thu Trang - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].