Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Hỏi: Luật sư cho em hỏi em không có bằng lái xe thi phạt hành chính bao nhiêu và em cho em em lấy xe di và em em lại cho người bạn cầm tay lái và đã gây ra tại nạn thi em cũng như em em phải phạt hành chính bao nhiêu và ngoài phạt hành chính em cũng như gia đình em có trách nhiệm gì nữa không? (Đỗ Vũ Hà - Hà Nội).
Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Thứ nhất, về mức phạt hành chính khi tham gia giao thông không có bằng lái xe.
Điều 58 Luật giao thông đường bộ có quy định:
Điều 58.Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Khi tham gia giao thông mà không có bằng lái thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Cụ thể Khoản 5 Điều 21 nghị định 171/2014/NĐ-CP CP về xử phat hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định:
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm tại Điểm B khoản & điều này.
Như vậy việc bạn không có giấy phép lái xe sẽ chỉ bị xử phạt khi bạn tham gian giao thông. Tuy nhiên, nếu em bạn không đủ điều kiện theo quy định điều 58 trên thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại nghị định 171/2013.
Khoản 3 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phat hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt:
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôt, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi sau đây:
đ... Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tai Khoản 1 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.
Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Ngoài bị xử phạt hành chính, căn cứ vào tình trạng thiệt hại của người bị tai nạn giao thông mà bạn và em bạn có thể phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khi gây thiệt hại, phải căn cứ vào hành vi gây thiệt hại, thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và lỗi của chủ thể để xác định bồi thường thiệt hại.
Phương tiện xe máy, ô tô.. được quy định là một trong các nguồn nguy hiểm cao độ. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có quy định:
a..Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…
b.. Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu sử dụng theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh nghĩa vụ bồi thường…
Trong trường hợp chủ sở hữu nguôn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo quy định của pháp luật mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này phải căn cứ xem em bạn đã đủ điều kiện để điều khiển xa hay chưa, và việc em bạn sử dụng xe có được sự đồng ý của bạn hay không. Do thông tin của bạn không nói rõ nên sẽ có các trường hợp như sau:
Nếu em bạn đủ đã có đầy đủ điều kiện để điều khiển xe như: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có bằng lái xe, việc em bạn sử dụng xe là có sự đồng ý của bạn, nhưng khi cho bạn của mình cầm lái không hỏi qua ý kiến của bạn thì khi có tai nạn xảy ra thì em bạn và người bạn cầm lái sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra. Bạn hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ khi bạn thỏa thuận với em bạn sẽ liên đới chịu trách nhiệm cùng.
Còn nếu em bạn chưa có đầy đủ điều kiện để điều khiển xe như: chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng chưa có bằng lái xe. Trong tình huống này, khi có thiệt hại xảy ra, bạn, em bạn, người cầm lái gây tại nạn phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Mức chi phí phải bồi thường phụ thuộc vào mức thiệt hại mà bên người bị tai nạn phải chịu. Ban có thể tham khảo thêm nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về xác định mức thiệt hại phải bồi thường.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận