Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên bố mẹ anh, thì mảnh đất này được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, khi bố mẹ anh có toàn quyền bán mảnh đất này mà không cần có sự đồng ý của anh.
Hỏi: Tôi lấy vợ đã được 05 năm nay, tôi và bố mẹ tôi vẫn sống cùng với nhau trên một mảnh đất, nhưng vào tháng 2/2017 vừa rồi bố mẹ tôi bán mảnh đất này mà không nói gì với tôi và cũng không có chữ ký của tôi. Vậy cho tôi hỏi trường hợp này bố mẹ tôi làm như vậy có đúng theo quy định của pháp luật hay không? (Hoàng Trường - Cao Bằng)
Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật đất đai của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố mẹ anh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 213 Bộ luật dân sự 2015 về sở hữu chung của vợ chồng:
“1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này".
Theo đó, nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên bố mẹ anh, thì mảnh đất này được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, khi bố mẹ anh có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mảnh đất này hay nói cách khác bố mẹ anh có toàn quyền bán mảnh đất này mà không cần có sự đồng ý của anh.
Thứ hai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “hộ”:
Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Theo đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình tức là cấp cho những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
"1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.
Vì vậy, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cần có sự đồng ý, ký tên của những người trong hộ trên hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất.
Theo đó khi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận là “hộ” nghĩa là quyền sử dụng mảnh đất này thuộc sở chung của những người trong hộ gia đình tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do đó, khi bố mẹ anh quyết định bán mảnh đất cần được có sự đồng ý của tất cả sở hữu chung, đồng nghĩa với việc có sự đồng ý của anh.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư,
Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa
chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà
Nội
- Chi
nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà,
Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn
phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà
Nội
- Điện
thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
- E-mail:[email protected],
hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận