Tác phẩm báo chí được nhà nước bảo hộ về quyền tác giả. Do đó khi phát hiện có hành vi xâm hại ( ăn cắp tác phẩm) của mình. Anh (chị) có quyền khởi kiện tại tòa án yêu cầu bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hỏi: Tôi là cộng tác viên của một số báo nên có một số bài viết đã được đăng tải. Tuy nhiên vừa qua, ngày 3/6/2015 có 1 bài viết của tôi bị đánh cắp (chưa rõ từ đâu) và đăng tải bải viết của tôi trên 1 tờ Báo TW online với tên tác giả là người khác. Tôi vô cùng bức xúc vì khi đó bài của tôi chưa được đăng tải ở bất cứ báo nào khác. Xin luật sư tư vấn giúp cho tôi làmthế nàovề quyền lợi của mình như thế nào? (Nguyễn Bá Ngọc – Hà Nội)
Luật gia Nguyễn Tường Vy - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Khoản 1 điều 4 luật sở hữu trí tuệ quy định :"Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng."
Theo đó các tác phẩm báo chí là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ.
Căn cứ vào điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả được bảo hộ bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
"Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm."
Trong trường hợp của bạn,ngày 3/6/2015 có 1 bài viết của bạn bị đánh cắp (chưa rõ từ đâu) và đăng tải bải viết của tôi trên 1 tờ Báo TW online với tên tác giả là người khác. Đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.Do đó theo Khoản 1 điều 198 Luật sở hữu trí tuệ quy định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
"a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình."
Trong bài viết gửi đến công ty bạn có nói bài của bạn chưa được đăng tải ở bất cứ báo nào khác. Nên trong trường hợp này bạn cần thực hiện các bước sau:
- Thu thập tài liệu chứng minh bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của bạn
- Gửi yêu cầuchấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại đếntổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Trong trường hợp bên vi phạm không chấm dứt hành vi vi phạm bạn có thể làm đơn khởi kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến tòa án. Thủ tục khởi kiện được tiến hành theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2011.
Khoản 1 Điều 33 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2011quy định:
"1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này."
Và khoản 1 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 quy định:
"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản."
Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại đến tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có trụ sở của tờ báo đó để giải quyết.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận