Bắt buộc thành lập Ban kiểm toán nội bộ nếu không có Ban kiểm soát

Cơ cấu tổ chức công ty không có Ban kiểm soát thì công ty có thể thành lập Ban kiểm toán nội bộ.

<?> Tháng tới, chúng tôi muốn thành lập doanh nghiệp dưới loại hình công ty cổ phần gồm 6 cổ đông sáng lập và không có Ban kiểm soát. Một thành viên góp ý: nếu cơ cấu tổ chức công ty cổ phần không có Ban kiểm soát thì phải thành lập Ban kiểm toán nội bộ. Đề nghị Luật sư tư vấn điều này đúng hay sai? (Bảo Anh - Hà Nam)

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
1900 6198Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của việc thành lập Ban kiểm soát:


Khoản 1 Điều 134 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần như sau:

“Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty” (khoản 1 Điều 134).

Theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP của Chính phủ 22 tháng 01 năm 2019 quy định về kiểm toán nội bộ, các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:

Công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp: "1-. Các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ: a- Công ty niêm yết; b- Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; c- Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. 2- Các doanh nghiệp không quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ. 3- Các doanh nghiệp quy định tại Điều này có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này".


Công ty có thể thành lập Ban kiểm soát hoặc Ban kiểm soát nội bộ:


Như vậy, pháp luật doanh nghiệp quy định, trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì công ty không bắt buộc phải có Ban Kiểm soát. Tuy nhiên, nếu cơ cấu tổ chức công ty không có Ban kiểm soát thì công ty phải thành lập Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị và phải có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.

Ngoài ra, các doanh nghiệp không phải là công ty niêm yết được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ, theo quy định tạiNghị định 05/2019/NĐ-CP của Chính phủ 22 tháng 01 năm 2019 quy định về kiểm toán nội bộ.

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ của Công ty Luật TNHH Everest:


Với đội ngũ hơn 50 luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: hành chính, hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ, tài chính, kế toán và nhiều lĩnh vực khác chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng xử lý những vụ việc phức tạp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với mạng lưới chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và hệ thống đối tác, đại lý tại nhiều địa phương, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng tốt, thời gian nhanh, chi phí hợp lý.

Với việc áp dụng công nghệ và các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau.

Về mức thù lao luật sư của Công ty Luật TNHH Everest:


Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ: (i) nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; (ii) thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; (iii) kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Thù lao của luật sư được tính theo phương thức cơ bản là thời gian làm việc của luật sư. Ngoài ra, thù lao của luật sư có thể tính theo phương thức: (i) vụ việc với mức thù lao trọn gói; (ii) vụ việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; (iii) hợp đồng với thù lao cố định.

Quý Khách có thể gửi liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH Everest để được cung cấp Biểu phí dịch vụ.


Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].