Bảo vệ người thứ ba từ sự tác động của việc chuyển đổi hình thức công ty

Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của bên thứ ba, ví dụ người lao động.

Chúng ta không có cơ sở để khẳng định rằng việc chuyển đổi hình thức công ty hoàn toàn không ảnh hưởng đến bất kỳ cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Do vậy, pháp luật cần phải kiểm soát ở mức độ nhất định đối với từng trường hợp chuyển đổi nhất định.

Trước tiên có thể nói việc chuyển đổi hình thức công ty có thể tác động trực tiếp đến thành viên chủ sở hữu công ty. Trước khi công ty chuyển đổi hình thức, thành viên công ty, tùy thuộc vào loại hình mà họ có thể có tên gọi khác nhau và/hoặc có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Đối với trường hợp chuyển đổi hình thức công ty theo lựa chọn mà việc quyết định không theo nguyên tắc nhất trí mà theo một tỷ lệ nhất định thì, thành viên, cổ đông có thể buộc phải chấp nhận việc chuyển đổi mặc dù không biểu quyết thông qua. Một vấn đề nữa thiết thực hơn với thành viên là việc xác định giá trị doanh nghiệp được chuyển đổi, việc quy đổi giữa phần vốn góp thành cổ phần và ngược lại.

Thứ hai, việc chuyển đổi hình thức công ty tác động đến người thứ ba, trong đó bao gồm: Người lao động với vấn đề việc làm ngày nay thường là mối quan tâm đặc biệt của của mỗi quốc gia. Với vai trò quan trọng của việc giải quyết việc làm và ảnh hưởng của việc làm đến vấn đề an sinh xã hội, nên mọi hoạt động của người sử dụng lao động có ảnh hưởng đến người lao động cần phải được quan tâm giải quyết một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi hình thức công ty thường gắn liền với việc thay đổi quy mô sản suất, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh... những thay đổi này luôn ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động và lớn hơn là vấn đề anh sinh xã hội. Nhận định này đã được minh chứng qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Vấn đề việc làm, nợ tiền bảo hiểm xã hội... luôn là tâm điểm của vấn đề;Các chủ nợcủa công ty có quyền lợi liên quan hoàn toàn tới việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của công ty và trách nhiệm của các thành viên công ty trong những hình thức công ty cụ thể. Quyền lợi của chủ nợ có thể bị ảnh hưởng hoặc nguy cơ bị ảnh hưởng khi công ty thay đổi hình thức, nhất là việc thay đổi hình thức từ công ty có chế độ trách nhiệm vô hạn sang công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn, chưa kể đến trường hợp thành viên hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn nhưng bị phá hạn do hành vi không đúng đắn của mình. Vì vậy công đồng không thể không xem xét đến việc chuyển đổi hình thức công ty như một thủ đoạn trốn nợ. Từ đó đòi hỏi pháp luật phải các các giải pháp và biện pháp thích hợp để kiểm soát việc chuyển đổi hình thức công ty nhằm bảo đảm lợi ích cho người thứ ba.

Việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân và các chủ thể pháp luật khác là nhiệm vụ của Nhà nước. Do vậy Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền lợi của công dân. Việc bảo vệ bằng pháp luật thể hiện bằng hai cách thức ngăn ngừa hành vi xâm phạm và buộc thực hiện chế tài pháp lý. Trong hai cách thức này, thì ngăn ngừa cần được chú trọng hơn. Tục ngữ có câu “phòng cháy hơn chữa cháy”, để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba chịu tác động từ việc chuyển đổi hình thức công ty, nhà lập pháp cần quy định cụ thể những điều kiện chuyển đổi. Những điều kiện này phải đảm bảo, một mặt bảo vệ quyền lợi của người thứ ba, mặt khác không cản trở quyền tự do kinh doanh của Doanh nghiệp. Đối với biện pháp chế tài, nhà lập pháp cần quy định thủ tục thuận lợi khi thực hiện các tố quyền và đặc biệt là việc thi hành Bản án, Quyết định của cơ quan tài phán.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, đối với trường hợp chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại đượcLuật Doanh nghiệp 2014quy định tại Điều 154. Xét một cách đơn thuần, quy định này đã thể hiện sự thông thoáng đảm bảo quyền tự do chuyển đổi hình thức công ty. Chỉ cần một quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty là có thể chuyển đổi hình thức công ty. Tuy nhiên, thực tế áp dụng cho thấy có rất nhiều vấn đề cần bất cập. Cụ thể, i) pháp luật không đề cập nhiều đến điều kiện về nghĩa vụ góp vốn của thành viên khi chuyển đổi, dẫn đến không ít các khó khăn khi thực hiện. ii) Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 có quy định hướng dẫn thực hiện Điều 154. Tuy nhiên, phân tích cho thấy, ba phương thức chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần mà Chính Phủ đặt ra là không khả thi, ảnh hưởng xấu đến quyền chuyển đổi hình thức công ty; ba trường hợp chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên cho thấy một khiếm khuyết rất nghiêm trọng về pháp lý đó là không quy định điều kiện thanh toán cổ phần, không gắn trách nhiệm của cổ đông sáng lập chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn cổ phần sau khi chuyển đổi hình thức công ty. Cơ quan ban hành chưa hiểu đúng bản chất pháp lý về quyền sở hữu phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên; việc phân biệt thuật ngữ nhận chuyển nhượng và nhận góp vốn không có cơ sở, từ đó kéo theo việc phân biệt chủ thể của hợp đồng làm căn cứ chuyển nhượng, khiếm khuyết này làm cho việc chuyển đổi hình thức công ty gặp rất nhiều khó khăn, nhiều trường hợp có thể bế tắc và việc tháo gỡ sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí.

Ngoài ra, việc pháp luật không quy định thời điểm, căn cứ xác lập quyền sở hữu cổ phần sẽ dẫn đến tình trạng vô hiệu hóa việc chuyển đổi hình thức công ty, mà việc xử lý hậu quả phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nếu áp dụng các chế tài một cách cứng nhắc sẽ không đảm bảo lợi ích của người dân, không thể hiện vai trò bảo vệ trật tự công, sẽ là rào cản cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Việc quy định Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi, đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện. Bởi lẽ, Điều 32Luật Doanh nghiệp quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, theo đó không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký... Còn nhiều cơ quan đăng ký kinh doanh của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có cổng thông tin điện tử. Nhiều cơ quan có cổng thông tin điện tử, nhưng không cập nhật đầy đủ và hỗ trợ tra cứu thông tin về tên doanh nghiệp một cách chính xác. Do đó, khi ban hành quyết định chuyển đổi phải ghi tên doanh nghiệp chuyển đổi và sau đó tên đó không được chấp nhận vì trùng với công ty đã đăng ký thì phát sinh rất nhiều khó khăn – việc sửa đổi quyết định phải thông qua Đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên, mà việc triệu tập họp không phải đơn giản và cũng không có đảm bảo chắc chắn rằng thay đổi một lần là được.

Luật không quy định trường hợp chuyển đổi bắt buộc và trường hợp chuyển đổi lựa chọn dẫn đến việc tồn tại những công ty không đảm bảo điều kiện về số lượng thành viên tối thiểu và hoặc tối đa theo luật định. Ví dụ, một công ty cổ phần mà các cổ đông bán toàn bộ cổ phần cho hai chủ thể khác hoặc hai cổ đông mua lại toàn bộ cổ phần của các cổ đông còn lại... khi đó công ty cổ phần này chỉ tồn tại với hai cổ đông; ví dụ khác, công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tồn tại với số hơn 50 thành viên, do việc các thành viên chuyển nhượng phần vốn góp.

Thứ hai, đối với trường chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Về nguyên tắc, theo quy định hiện hành về số lượng tối thiểu cổ đông và thành viên, đối với công ty TNHH một thành viên khi có sự kiện pháp lý làm tăng số lượng thành viên thì công ty TNHH một thành viên buộc phải chuyển đổi hình thức công ty. Trường hợp tăng thêm một thành viên thì buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; trường hợp tăng từ 2 đến 49 thành viên thì công ty cũng buộc phải chuyển đổi nhưng được lựa chọn hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc hình thức công ty cổ phần. Việc chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện theo Điều 155 Luật Doanh nghiệp2005 và được hướng dẫn tại Điều 31Nghị định 102/2010/NĐ-CP. Trong quy định hướng dẫn có một ưu điểm không thể phủ nhận là đã đặt ra điều kiện góp vốn “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi chủ sở hữu công ty đã góp đủ số vốn vào công ty như đã cam kết”.Có thể nói, đây là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo trật tự kinh doanh, bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Đây cũng là điều kiện duy nhất quy định về việc trách nhiệm góp vốn khi chuyển đổi hình thức công ty. Tuy nhiên, trên thực tế họ vẫn tìm được sự bình đẳng, điều kiện này vẫn có thể bị các ông chủ công ty vô hiệu hóa, bởi lẽ, điều kiện này không được bổ trợ - pháp luật không quy định về điều kiện báo cáo tài chính được kiểm toán, nên các ông chủ công ty có thể sử dụng những số liệu một cách tùy tiện để xuất trình khi có yêu cầu từ phía cơ quan công quyền.

Thứ ba, Công ty là một thực thể kinh doanh hay là một chủ thể của pháp luật có khả năng rất lớn gây ảnh hưởng tới cộng đồng hay người thứ ba, và có thể gây ảnh hưởng đến chính bản thân các thành viên nó. Do vậy, nhà lập pháp phải đặt ra các điều kiện để loại trừ hoặc hạn chế ảnh hưởng của việc chuyển đổi hình thức công ty đến trật tự công, lợi ích của người thứ ba. Trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện hành, hình thức kết cấu của công ty được thể hiện bởi i) kết cấu thành viên – gắn với nó là số lượng thành viên tối thiểu; ii) kết cấu về vốn điều lệ và iii) kết cấu về trách nhiệm của thành viên. Về kết cấu thành viên, pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn quy định số thành viên, cổ đông tối thiểu đối với các loại hình công ty thì việc tuân thủ các quy định đó là bắt buộc kể cả khi khởi nghiệp cũng như khi chuyển đổi hình thức công ty. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có sự lý giải hợp lý nào về quy định số thành viên tối thiểu của công ty; Về kết cấu vốn điều lệ, đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Đối với công ty TNHH, tiền vốn mà các thành viên góp vào vốn điều lệ được gọi là phần vốn góp. Khi tạo lập công ty, bằng việc xác định số vốn điều lệ đối với công ty TNHH và việc xác định số cổ phần cam kết mua đối với công ty cổ phần, những người sáng lập công ty đã tuyên bố về giới hạn trách nhiệm của mình đối với người thứ 3. Khi thành viên công ty chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn mà công ty vẫn thực hiện thủ tục chuyển đổi thì quyền lợi của người thứ ba có thể bị xâm phạm. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa quan tâm đúng mực để xác định là điều kiện chuyển đổi hình thức công ty.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everestđể yêu cầu cung cấp dịch vụ:

1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội

3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218

4.E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].