-->

Bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý, quy định thế nào?

Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ đã bị chấm dứt bảo hộ; Chỉ dẫn địa lý trùng với một nhãn hiệu đang được bảo hộ gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm là các đối tương không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Hỏi: Đề nghị Luật sư cho biết, đối tượng nào không được bảo hộchỉ dẫn địa lý ? ( Dạ Quyên – Quảng Nam)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn Luật SHTT của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 ( LSHTT) quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý như sau:
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Như vậy, những đối tượng thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 Luật này sẽ không được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.