-->

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có được công nhận không?

Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định tại Luật Công chứng năm 2014.

Hỏi: Chồng tôi mới mất và không để lại di chúc. Chúng tôi có hai người con chung đều đã trên 18 tuổi. Gần đây, tôi đã phát hiện chồng tôi có 1 con riêng mới 13 tuổi. Trên giấy tờ, tôi vẫn là vợ hợp pháp với chồng tôi. Bây giờ, tôi muốn thỏa thuận phân chia tài sản cho cả con riêng của chồng (thông qua thỏa thuận với mẹ đẻ - người giám hộ của đứa trẻ này). Đề nghị Luật sư tư vấn, văn bản thỏa thuận này có thể công chứng và có hiệu lực trước pháp luật về sau này không? (Đỗ Hoài Nam - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Liên quan đến trường hợp của anh (chị) chúng tôi trích dẫn quy định của pháp luật về công chứng để anh (chị) tham khảo, cụ thể như sau:

Về việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì được quy định tại Điều 57, Luật Công chứng năm 2014 như sau:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác. 2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc. 3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng. 4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản".

Do chồng của anh (chị) chết không để lại di chúc nên những người được thừa kế theo pháp luật của người đó sẽ thực hiện việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, theo quy định về người hưởng thừa kế theo pháp luật của Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, đối với trường hợp của anh (chị) chồng có một người con chung hiện đang 13 tuổi nên việc xác lập và ký văn bản thỏa thuận được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật, đó là mẹ ruột của cháu bé. Văn bản công chứng này hoàn toàn được công nhận và có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.