Nhờ Luật sư hướng dẫn tôi để tôi và những người thuộc hàng thừa kế thứ 3 được nhận thừa kế di sản của cô tôi để lại.
Hỏi: Ba tôi đã đi xuất cảnh qua Úc năm 1999, đến năm 2006 ba tôi mất bên Úc. Hài cốt ba tôi được người bạn đem về Việt Nam theo đường hàng hóa sách tay không khai báo. Lúc đó tôi có hỏi về giấy chứng tử thì người bạn của ba tôi hứa sẽ gửi về Việt Nam sau.Sau đó chúng tôi mất liên lạc với người này nên hiện chúng tôi không có giấy chứng tử (death certificates). Hiện hài cốt ba tôi được gửi vào chùa từ đó đến nay. Năm 2015, cô tôi mất, không có bất cứ di chúc nào. Hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai của cô tôi không còn ai. Nhờ Luật sư hướng dẫn tôi để tôi và những người thuộc hàng thừa kế thứ 3 được nhận thừa kế di sản của cô tôi để lại.Tôi có thể liên lạc với ai để được giúp đỡ?Trong trường hợp này chi phí khoảngbao nhiêu? (Vũ Bình - Hải Dương)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất: Đối với câu hỏi làm thế nào để những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba được hưởng di sản do người chết để lại
Theo quy định tại khoản 3 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì trường hợp này những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba đương nhiên được hưởng di sản do những người ở hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai hiện tại không còn ai:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".
Thứ hai: Đối với câu hỏi bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của ai
- Đối với vấn đề chứng minh rằng ba bạn đã mất: Bạnlàm đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơingười bị yêu cầu tuyên bốđã chết có nơi cư trú cuối cùng theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 33 vàđiểm b, khoản 2 Điều 35Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011.
- Đối với vấn đề yêu cầu chia di sản ta chia thành hai trường hợp như sau:
+ Nếu có tranh chấp về vấn đề di sản thừa kế mà yêu cầu tòa án giải quyết thì đây được xác định là tranh chấp về dân sự theo khoản 5 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự. Do đó, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơicư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc Tòa án nơi có bất động sản theo quy định tại điểm akhoản 1 Điều 33 vàđiểmb, điểm c khoản 1 Điều 35Bộ luật tố tụng dân sự2004, sửa đổi, bổ sung 2011.
+ Nếu không có tranh chấp về vấn đề di sản thừa kế thì đây được xác định là việc dân sự và bạn có thể lựa chọnTòa án cấp tỉnh giải quyết theo quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 34 và Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Thứ ba: Chi phí sơ thẩm trong việc chia di sản thừa kế
Bạn chưa cung cấp di sản thừa kế mà cô bạn để lại là bao nhiêu nên chưa thể xác định được chi phí cụ thểcho việc chia di sản này, do đó ở đây mới chỉ xác định được cách tính án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 02/2012 và khoản 7 Điều 27 Pháp lệnh 10/2009như sau:
"Điều 12. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp giải quyết chia tài sản chung, chia di sản thừa kế quy định tại khoản 7 Điều 27 của Pháp lệnh
Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có tranh chấp thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Ví dụ: A, B, C, D tranh chấp khối tài sản chung có giá trị 600.000.000 đồng và không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung là khác nhau và có tranh chấp. Tòa án quyết định A được chia là 100.000.000 đồng, B được chia là 150.000.000 đồng, C được chia là 200.000.000 đồng và D được chia là 150.000.000 đồng. Án phí dân sự sơ thẩm mỗi người phải nộp được tính như sau:
A phải nộp án phí là 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng;
B phải nộp án phí là 150.000.000 đồng x 5% = 7.500.000 đồng;
C phải nộp án phí là 200.000.000 đồng x 5% = 10.000.000 đồng;
D phải nộp án phí là 150.000.000 đồng x 5% = 7.500.000 đồng."
Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2005 về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm:"Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản, phần di sản mà họ được hưởng, được chia trong trường hợp các bên đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản mà mình được hưởng trong khối di sản thừa kế và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó".
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận