Tư vấn về thủ tục giải thể công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài ?

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, lợi và nghĩa vụ có liên quan...

Hỏi: Năm 2014, tôi có liên doanh với 1 cá nhân người Nhật để mở 1 công ty phần mềm. Do có số vốn góp lớn hơn nên ông Nhật làm chủ tịch HĐQT Còn tôi nắm vai trò giám đốc điều hành hoạt động công ty.Gần đây, do gặp khó khăn về tài chính nên tôi muốn tạm dừng hoạt động của công ty 1 thời gian. Tuy nhiên do không thống nhất được cách xử lý công nợ còn tồn đọng mà bên Nhật không chịu ký các văn bản để làm thủ tục tạm dừng. Do không tạm dừng hoạt động được nên vẫn phát sinh các báo cáo thuế hàng tháng cũng như thuế môn bài… Trong trường hợp như vậy thì tôi phải làm gì có thể giảm thiểu các rủi ro mà tôi phải chịu trách nhiệm? Tôi có thể đơn phương từ chức giám đốc công ty và để mặc công ty trong tình trạng như vậy không? (Thanh Tâm - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Vấn đề giải thể doanh nghiệp

Trong trường hợp của bạn chúng tôi hiểu là bạn và một nhà đầu tư người nhật kí một hợp đồng liên doanhthành lập tổ chức kinh tế theo hình thức công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn ( vì chỉ có 2 thành viên nên không thể là công ty cổ phần)

Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định trình tự giải thể doanh nghiệp như sau:

-Thông qua quyết định giải thể

- Thanh lý tài sản

-Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

-Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp

-Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp phải có quyết định giải thể. Trong khi đó theo điều 56 và điều 60 và điều 177 luật doanh nghiệp thì đối với quyết định giải thể củacông ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danhdo Hội đồng thành viên tham gia ( khi có ít nhất 75 %tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành). Trong trường hợp trên nhà đầu tư người Nhật chiếm đa số phần vốn góp, do đó nếu họ không đồng ý giải thể công ty thì không thể ra quyết định giải thể công ty được.

2. Quyền chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên

Trường hợp 1 công ty bạn thành lập là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Điều 50 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền: "Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty."

Điều 53 luật doanh nghiệp năm 2014 quy định việc chuyển nhượng phần vốn góp như sau:

"1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng"

Như vậy trong trường hợp nhà đầu tư người nhật không chấp nhận việc giải thể công ty bạn có thể thỏa thuận với thành viên này về việc chuyển nhượng lại phần vốn góp của bạncho họ. Nếu nhà đầu tư người nhật không mua hoặc mua không hết phần vốn góp của bạn bạn có thể chuyển cho người không phải là thành viên còn lại của công ty

Trường hợp 2 công ty bạn thành lập là công ty hợp danh; Căn cứ vào điều 175 Luật doanh nghiệp thì thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Do đó Bạn cần thỏa thuận với nhà đầu tư người nhật về việc chuyển nhượng phần vốn góp nếu họ đồng ý bạn có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.