-->

Tư vấn về thẩm quyền xử phạt của thanh tra xây dựng

Trong các cuộc Thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch hàng năm Thanh tra xây dựng Sở Xây dựng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đối với Ban quản lý dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện hay không?

Hỏi: Tôi công tác tại thanh tra Sở xây dựng Tiền Giang. Tôi muốn luật sư giải đáp thắc mắc sau: Trong các cuộc Thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch hàng năm Thanh tra xây dựng Sở Xây dựngthẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đối với Ban quản lý dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện hay không?(Nguyên Hương - Tiền Giang)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luậthành chínhCông ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo như bạn trình bày, bạn là Thanh tra Sở xây dựng. Về quyền hạn của thanh tra sở xây dựng được pháp luật quy định cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại điều 8Nghị định 26/2013/NĐ-CPVề tổ chức và hoạt động củaThanh tra ngànhXây dựng:

"Điều8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Xây dựng

Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1.Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra theo định hướng của Thanh tra Bộ, trình Giám đốc Sở phê duyệt, báo cáo Thanh tra Bộ.

2.Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo nội dung quy định tại Điều 11 của Nghị định này trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

3.Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4.Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do các sở, ngành, địa phương thành lập; tham gia các đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ thành lập".

Điều 13 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định:

"Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 của Luật Thanh tra.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.

3. Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.

4. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

5. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của sở".

Điều 24 Luật thanh tra năm 2010 quy định:

"Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.

2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.

3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở.

4. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.

5. Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.

6. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.

7. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.

8. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết.

9. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

10. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng".

Căn cứ những quy định trên, thanh tra sở xây dựng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng.

Trong trường hợp của bạn, bạn xử phạt Ban quản lí dự án thuộc UBND huyện là đúng thẩm quyền, vì Ban quản lí dự án không phải là công chức, viên chức theo quy định của Luật viên chức 2010. Vì vậy, hành vi vi phạm trong lĩnh vữ đầu tư xây dựngcơ bảncủa ban quản lí dự ánsẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP, mà thanh tra xây dựng có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại điều 61Nghị định này.

"Điều 61. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng

1. Cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định này".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.