-->

Tư vấn về nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn

Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

Hỏi: Vợ chồng tôi do mẫu thuẫn cách sống nên làm đơn ra toà ly dị. Ly dị có sự đồng thuận của hai bên, tài sản chồng để lại hết cho vợ. Nhưng khi làm toà án đang thụ lý hồ sơ của tôi thì chủ nợ bên phía chồng tôi xuất hiện và đâm đơn kiện vợ chồng chúng tôi vay tiền của họ.

Nhưng khi ra hoà giải thì bà chủ nợ này không chứng minh được tôi mượn tiền của bà ta, vì bà ta lén cho chồng tôi mượn tiền (01 tỷ đồng). Tại buổi hoà giải bà chủ nợ cũng nói là cho chồng tôi mượn tiền mà không cho vợ biết. Bây giờ dù không còn tình, nhưng còn nghĩa, tôi quyết định bán nhà chia tài sản để ông ấy trả nợ. Nhưng tôi lại được vài người tư vấn, dù người vợ không biết về món nợ nần này, nhưng cũng phải có nghĩa vụ cùng chồng trả nợ, chứ không được chia tài sản của vợ riêng và của chồng riêng, để người chồng lấy số tiền vừa chia để trả nợ.

Nhờ Luật sư tư vấn giúp, họ nói vậy có đúng không? (Mỹ Hoài - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ tại Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện là: "Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình".

Như vậy, nếu việc vay mượn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình như dùng để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, sửa chửa nhà cửa, chăm lo cho con cái... thì dù chỉ có chồng bạn đứng tên vay mượn thì bạn cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn.

Tại khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng thì do vợ, chồng anh chị tự thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì vợ chồng anh, chị có thể yêu cầu Toà án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của chồng chị. Nếu chị không chứng minh được chồng vay mượn số tiền trên là nhằm đáp ứng nhu cầu riêng thì chị vẫn phải có trách nhiệm trả khoản nợ chung với chồng.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.