-->

Tư vấn về ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp theo quy định của pháp luật để thu thập chứng cứ.

Hỏi: Tôiđăng ký kết hôn với người Hàn Quốc năm 2010, xong tôilại không đi sang bên đó nữa. Đến nay là 05 năm rồi, cũng có giấy ly hôn bên Hàn Quốc gửi về nhưng sai tên và sai năm sinh của tôi. Sau đó người ta bảo sẽ xem xét rồi gửi lại. Hiện nay tôicũng không có bất cứ thông tin gì về người bên đó nữa.Bây giờ em muốn làm đơn ly hôn đơn phương bên phía Việt Nam, vì tôiđăng ký kết hôn bên Việt Nam. Tôicó hỏi toà án, họ đòi phải có CMND và Hộ khẩu phô tô công chứng của người bên đó, nhưng thật sự tôikhông biết lấy đâu ra cái đó bây giờ. Nhờ Luật sư tư vấn, tôicó thể ly hôn được không? Và giấy tờ cần có những gì? (Minh Tú - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Hồ sơ xin ly hôn với người nước ngoài gồm:Đơn xin ly hôn theo mẫu, trong đó phải trình rõ các vấn đề như: các mâu thuẫn trong thời gian sống chung và mâu thuẫn đó là không thể giải quyết được; tài sản chung yêu cầu toà giải quyết (nếu có); vấn đề nuôi dưỡng con chung sau ly hôn (nếu có); địa chỉ liên lạc chính xác của người ở nước ngoài;Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);Giấy khai sinh các con;Hộ khẩu, CMND hoặc hộ chiếu của người xin ly hôn (bản sao công chứng);Hộ chiếu hoặc CMND bản sao;Xác nhận về việc đang cư trú - chưa chuyển đi sinh sống tại nơi nào khách nơi thường trú.

Theo điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về việc thu thập chứng cứ như sau:"1. Trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.2. Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ:A) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;B) Trưng cầu giám định;C) Quyết định định giá tài sản;D) Xem xét, thẩm định tại chỗ;nĐ) Uỷ thác thu thập chứng cứ;E) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự".

Trường hợp của bạn, nếu bạn bằng mọi cách không thể tự mình thu thập các chứng cứ ( sổ hộ khẩu và chứng minh thư photo của chồng) thì có thể yêu cầu tòa án ủy thác thu thập chứng cứ.

Căn cứ theo quy định tại khoản 5, điều 11 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP thì: "Trường hợp ủy thác việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, thì Tòa án thực hiện việc ủy thác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15-9-2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp và các quy định pháp luật có liên quan".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.