Hai vợ chồng chị mua nhà năm 2008 và mua xe năm 2011, thì hai tài sản này được coi là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng.
Hỏi: Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2006. Năm 2008, chúng tôi có mua một căn hộ chung cư, thời điểm đầu đăng ký đứng tên chồng tôi. Đến năm 2009, do chồng tôi bận, không trực tiếp giao dịch liên hệ để đóng tiền nhà, nên có ủy quyền cho tôi để tiện giao dịch. Khi đó, do hợp đồng mua bán nhà có sai sót, chủ đầu tư chấp thuận để chuyển sang tên tôi đứng tên căn hộ vì lúc đó tôi có mang theo giấy đăng ký kết hôn và ủy quyền của chồng tôi đến để nộp tiền nhà, việc chuyển tên hợp đồng cũng được sự chấp thuận của chồng của tôi.
Trong thời gian chung sống, chồng của tôi được bố mẹ đẻ cho 100.000.000 đồng để đóng tiền nhà, ngoài ra không có đóng góp gì thêm. Căn nhà trị giá thời điểm mua là 880.000.000 đồng,phần còn lại là tiền của tôi vay mượn trả dần (chồng tôi không hỗ trợ trả nợ, nhưng có giúp tôi khi mượn tiền theo từng đợt đóng tiền nhà tổng cộng là 04 đợt). Năm 2011, chồng tôi mua xe ô tô, trị giá thời điểm đó là 540.000.000 đồng, tôi có đưa cho chồng tôi 180.000.000 đồngđể mua xe. Nhưng hiện giờ, xe vẫn đứng tên chủ cũ, chưa chuyển sang tên chồng tôi.
Nay hai vợ chồng tôi muốn ly hôn. Tôi đồng ý không phân chia tài sản xe ô tô, nhưng đề nghị chồng tôi để lại căn nhà cho tôi cùng 02 đứa con ở. Chồng tôi không cho chia xe với lý do không đứng tên chồng tôi, nhưng yêu cầu chia nhà với lý do là tài sản trong hôn nhân, dù mang tên tôi, cũng thừa nhận không đóng góp tiền, nhưng góp công với lý do là phải chăm sóc con cái cho tôi mỗi khi tôi bận công việc làm thêm ở nhà. Tiền mua nhà hoàn hoàn là do tôi làm thêm mà có, nhưng tôi không thể chứng minh được thu nhập thêm này. Chồng tôi học luật, nên khẳng định có thể chứng minh đó là tài sản chung, kể cả khi tôi chuyển tiền sở hữu nhà tại thời điểm này cho bất kỳ ai, vì thực tế vợ chồng tôi vẫn đang sống chung trong căn nhà này; nhưng giống như tôi, chồng tôi cũng không thể chứng minh mình có tiền đủ để mua một nửa căn hộ.
Xin hỏi luật sư, tôi phải làm sao trong trường hợp này? (Hoàng Yến)
Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) quy định tài sản chung của vợ chồng:
"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
Trong trường hợp của chị,chịkết hôn năm 2006. Hai vợ chồngchịmua nhà năm 2008 và mua xe năm 2011, thì hai tài sản này được coi là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng. Nếu một trong hai cho rằng, đây là tài sản riêng của mỗi bên thì phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ chứng minh. Tuy nhiên, trong thư,chịtrao đổi rằng bạn cũng như chồng củachịđều không thể đưa ra được chứng cứ để chứng minh về số tiền dùng để mua nhà. Vậy cho nên, khi ly hôn, hai bên không thống nhất được việc phân chia tài sản chung mà có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa căn cứ theo Điều 59 Luật HN&GĐ để giải quyết tài sản của vợ chồng.
Căn nhà và ô tô của hai vợ chồng sẽ được chia theo nguyên tắc chia đôi có tính đến các yếu tố sau:“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” (theo khoản 2 Điều 59).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận