-->

Tư vấn thủ tục sang tên quyền sử dụng đất

Thành phần hồ sơ gồm: 1. Đơn đề nghị đăng ký biến động; 2. Hợp đồng tặng cho; 3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)...

Hỏi: Gia đình A được cấp một lô đất để làm nhà. Tất cả tiền mua đất, tiền xây dựng ngôi nhà đều của vợ chồng A. Nhưng vợ chồng A ở cùng bố mẹ chồng nên chính quyền địa phương đã cấp GCNQSDĐ đứng tên bố mẹ chồng A. Nay A muốn làm thủ tục để ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của mình thì làm như thế nào ạ? (Văn Thưởng - Hải Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Trường hợp gia đình A muốn sở hữu ngôi nhà và đất, gia đình A nên yêu cầu bố mẹ chồng làm thủ tục tặng cho nhà đất và theo đó gia đình A sẽ làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất.

"Bước 1: Các bên đến cơ quan công chứng lập hợp đồngcho tặng.

(Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước)

Làm hợp đồng tặng cho tài sản : hợp đồng này có thể có điều kiện (Điều 470 BLDS 2005) hoặc không có điều kiện tùy vào thỏa thuận của hai bên và hợp đồng này phải được công chứng theo quy định Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 tại Phòng Công chứng.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất)

Thành phần hồ sơ gồm:1. Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản) ;2. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân ( trường hợp cho tặng 04 bản);3. Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính);4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền);5. CMND + Sổ hộ khẩu của cả 2 bên (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền);6. Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân".

Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính quy định các khoản được miễn thuế:

"1.Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy địnhpháp luậtvề kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau..."

* Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày

Sau khi có thông báo th́ìngười nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

* Thuế chuyển dịch gồm:Thuế thu nhập cá nhân: 2 %;Thuế trước bạ: 0,5 %

Bước 3: Kê khai sang tên (tại UBND quận/huyện nơi có nhà, đất). Trường hợp cuảbạn là đăng ký biến động về đất".

Thành phần hồ sơ gồm: 1. Đơn đề nghị đăng ký biến động; 2. Hợp đồng tặng cho; 3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc); 4. Giấy nộp tiền vào nhân sách nhà nước (bản gốc); 5. Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng, cho tặng.

Lệ phí sang tên gồm: Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp; Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.