Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Hỏi: Nhà em mua một ngôi nhà và chỉ viết giấy tay giá tiền là 300.000.000 không có chứng thực của cơ quan xã. Khi mua nhà, người ta bảo cuối năm sẽ tách đất cho, nhưng không tách được vì số đất ấy đang thế chấp Ngân Hàng. Bây giờ ông ấy công bố phá sản không thể trả nợ ngân hàng, như thế số đất nhà em có bị mất không và có cách gì cứu vãn được không? (Lương Ba - Kon Tum)
Theo như thông tin bạn cung cấp thì hợp đồng mua bán nhà đất của gia đình bạn không có công chứng hoặc chứng thực. Do đó hợp đồng này không có giá trị pháp luật. Khi có tranh chấp tại tòa thì tòa sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu và hai bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Bên bán sẽ phải hoàn trả số tiền 300.000.000 đã nhận cho gia đình bạn. Căn cứ:
Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".
Do hiện tại người chủ mảnh đất này đã tuyên bố phá sản và mảnh đất bán cho gia đình nhà bạn hiện tại đang được thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ với ngân hàng nên khi có tranh chấp tại tòa, tòa sẽ thực hiện việc kê biên tài sản để trả nợ cho ngân hàng trước sau đó rồi mới trả lại tài sản cho bạn. Bởi lẽ, giao dịch của người đó với ngân hàng là giao dịch đảm bảo và có đăng ký nên sẽ được quyền ưu tiên thanh toán trước. Khi đã giải quyết xong các khoản nợ vay với ngân hàng thì sẽ đến khoản tiền mua đất của gai đình bạn. Căn cứ:
Điều 325 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
"Thứ tự ưu tiên thánh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định như sau:
1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;
2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;
3. Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm".
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận