Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại...
Khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này”.
Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường”.
Áp dụng các quy định trên, vì sự việc xảy ra ở nhà hàng xóm, không phải trường học, bệnh viện hay các tổ chức khác có trách nhiệm trực tiếp quản lý cháu nên cha, mẹ cháu có trách nhiệm phải trông nom cháu.Việc cha mẹ chưa làm tròn trách nhiệm dạy dỗ, đồng thờiđể cháu sang nhà hàng xóm nghĩa làra khỏi phạm vi kiểm soát của mình dẫn đến hậu quả là cháu gây thiệt hại thì thiệt hại này là dolỗi của cha, mẹ. Vì vậy, nếu các bên thỏa thuận được mức bồi thường hợp lý thì áp dụng mức đó.Nếu không thể thỏa thuận được, cha, mẹ cháuphải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Như vậy,nếu chiếc vòng mà cháu làm mất thực sự trị giá hơn 7 triệu thì cha, mẹ cháu phải bồi thường toàn bộ số tiền hơn 7 triệu đó.
Khuyến
nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận