-->

Tư vấn luật về hợp đồng vay vốn cá nhân đã đăng ký giao dịch đảm bảo

Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm...

Hỏi: Em có 1 Giấy Chứng Nhận. Trước đây khách hàng có vay nghĩa vụ Cá Nhân đã đi đăng ký ở văn phòng đăng ký đất đai. Nhưng nay khách hàng vay thêm Nghĩa vụ khác cho Doanh Nghiệp. Cả 2 đều có hợp đồng thế chấp do bên công chứng xác thực.Nay em đi đăng ký thế chấp cho nghĩa vụ doanh nghiệp thì bên cơ quan có yêu cầu trên phần hợp đồng thế chấp phải có số công chứng và số hợp đồng của nghĩa vụ cá nhân trên hợp đồng thế chấp của nghĩa vụ doanh nghiệp. Nhưng bên công chứng không thay đổi nội dung trên, bên ngân hàng em có mộtcông văn cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ doanh nghiệp và thể hiện số hợp đồng cá nhân lên công văn. Vậy cho em hỏibên ngân hàng em có thực hiện đúng và bên cơ quan pháp lý có từ chối đăng ký cho bên ngân hàng em không? (An Nhiên - Hòa Bình)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

- Căn cứ vào khoản 1 Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2005 thì :"Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Vậy có thế dùng một tài sản để bảo đảm nhiều nghĩa vụ khác nhau nênngân hàng bạn có thể cho khách hàngvay thêm Nghĩa Vụ khác cho Doanh nghiệp, được bảo đảm bằng tài sản thế chấp trước đó khách vay nghĩa vụ cá nhân.

-Hợp đồng thế chấp được Bộ luật dân năm 2005sự quy định như sau:

"Điều 342.Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan".

Theo chúng tôi thìkhách hàng đến để vay nghĩa vụ cho Doanh nghiệp có bảo đảm bằng hợp đồng thế chấp tài sản. Tài sản thuộc sở hữu của khách hàng nhưng khách hàng lại dùng tài sản này để bảo đảm cho nghĩa vụ của doanh nghiệp, theo quy định của Điều luật trên thì khách hàng có thể dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc Doanh nghiệp đều được.

Bên cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đã hiểu sai về bản chất của hợp đồng bảo đảm này là hợp đồng bảo lãnh, nhưng theo quy định của Bộ luật dân sự thì bảo lãnh là biện pháp bảm đảm dùng sự uy tín để bảo đảm sẽ thực hiện nghĩa vụ thay. Chúng tôi cho rằng đây là hợp đồng thế chấp, nên cơ quan đăng ký yêu cầu thể hiện số hợp đồng nghĩa vụ của cá nhân trênhợp đồng thế chấp của nghĩa vụ doanh nghiệp là không đúng. Khách hàng không phải thực hiện nghĩa vụ cho Doanh nghiệp, khách hàng chỉ phải thực hiện việc giao tài sản để xử lý khi Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ.

Vậy cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm không thể từ chối đăng ký thế chấp cho ngân hàng của bạn, ngân hàng không thể gửi công văn yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ cho Doanh nghiệp và thể hiện số hợp đồng cá nhân lên công văn.

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm trong các trường hợp theo quy định tại Điều 11 Nghị địnhsố 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm:

"Điều 11.Từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Không thuộc thẩm quyền đăng ký; b) Hồ sơ đăng ký không hợp lệ; c) Người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí đúng thời hạn; d) Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; đ) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký; e) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không đúng sự thật hoặc có giấy tờ giả mạo.

2. Trong trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký phải lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

3. Quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.