Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm...
Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
1.Tội phạm cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2015 quy định:
"Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản.
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm".
Khoản 3 Điều 8 BLHS năm 2015 quy định: "3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình".
Theo quy định tại khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2015 thì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến năm năm tù, do đó đây thuộc loại tội phạm nghiêm trọng
2. Trường hợp phạm tội trên của H, T và S có phải đồng phạm không?
Điều 20 BLHS năm 2015 quy định:
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm".
Trong trường hợp này, H, T và S là đồng phạm về tội cưỡng đoạt tài sản. Trong đóH là người chủ mưu, còn T và S là đồng phạm với vai trò là người thực hành trực tiếp thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của hành khách.
3. Việc Tòa án tuyên phạt H 18 tháng tù (cao hơn mức án 15 tháng tù đối với T và S) có hợp lí không?
Việc Tòa án tuyên phạtH 18 tháng tù cao hơn mức hình phạt của T và S 3 tháng tù là hợp lí vì:
H- làngười tổ chứclà người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. H đãkhởi xướng việc tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm ; rủ rê, lôi kéo và thúc đẩyT và Scùng thực hiện tội phạm. Nếu không có sự việc H bảo T và S thu thêm tiền của khách thì sẽ không có sự việc phạm tội. Do đó vai trò của H trong vụ việc này rất quan trọng.
4. H đã bị kết án 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, thời gian thử thách là 5 nam, thì Tòa án có tổng hợp hình phạt đối với H không? Nêu rõ căn cứ, cách thức tổng hợp và hình phạt chung nếu có?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về án treo thì:
" 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này".
Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án: "2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này".
Điều 50 Bộ luật Hình sự quy định: "Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính: a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân; d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình; đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung: a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên".
Trong trường hợp này, H đang trong thời gian thử thách của án treo nhưng phạm tội mới, Theo quy định trên,Tòa án sẽ phải ra quyết định buộc H phải chấp hành hình phạt của bản án trước đó (tức là3 năm tù)và tổng hợp với mức hình phạt tùcủa bản án sau.
Khuyến nghị:- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận