Tư vấn đăng ký quyền phân phối đối với công ty 100% vốn nước ngoài

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn đăng ký quyền phân phối đối với công ty 100% vốn nước ngoài.

Hỏi: Đối với doanh nghiệp nước ngoài, việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phốingành nghề kinh doanh có điều kiện và phải đăng ký với cơ quan cấp phép đầu tư. Xin vui lòng tư vấn cho trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài muốn đăng ký kinh doanh quyền phân phối (Quyền xuất khẩu/Quyền nhập khẩu/Quyền bán buôn và quyền bán lẻ hàng hóa) tại Việt Nam. (Văn Xuân - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Khương Thị Thu Hà - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Với doanh nghiệp có vốn nước ngoài,lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ là lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại phụ lục IVnghị định 108/2006/NĐ-CP "Quy định về dự án có vốn đầu tư nước ngoài". Theo đó doanh nghiệp vốn nước ngoàiphải nhận được sự chấp thuận của các bộ, ban ngành liên quan mới được phép đăng ký các ngành nghề này. Dưới đây chúng tôi chia sẻ những điều cần thiếtcho trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài muốn đăng ký kinh doanh quyền phân phối (Quyền xuất khẩu/Quyền nhập khẩu/Quyền bán buôn và quyền bán lẻ hàng hóa) tại Việt Nam:

1. Nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam

Có rất nhiều văn bản quy định về vấn đề này, tuy nhiên có 02 văn bản chủ đạo mà người thực hiện thủ tục hành chính cần quan tâm đó là

-Biểu cam kết WTO về dịch vụ (Phần 4 mục D);

-Thông tư số 08/2013/TT-BCT quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa của DNVNN;

2. Cụ thể hóa ngành nghề đăng ký

-Để giúp cho chuyên viên thẩm tra hồ sơ dễ nắm bắt phạm vi hoạt động của doanh nghiệp thì người thực hiện thủ tục hành chính cần chi tiết ngành nghề đăng ký.

Ví dụ: Ghi cụ thể “Quyền xuất khẩu”, “quyền nhập khẩu”, “Quyền phân phối bán buôn”, “Quyền phân phối bán buôn khôn gắn với lập cơ sở bán buôn”, “Quyền phân phối bán lẻ” hoặc “Quyền phân phối bán kẻ không gắn với lập cơ sở bán lẻ”.

-Phân loại và chi tiết mã HS đối với hàng hóa dự định xuất nhập khẩu, phân phối: Theo đó người thực hiện thủ tục hành chính cần làm rõ loại hàng hóa của đơn vị mình đăng ký là loại nào, mã HS của hàng hóa là mã nào? Điều này đặc biệt quan trọng bởi chuyên viên căn cứ vào năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư, năng lực tài chính của dự án để xem xét dự án có phù hợp khi đăng ký các loại hàng hóa trên không.

3. Nắm rõ quy trình giải quyết thủ tục hành chính

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư hoặc Ban quản lý KCN (Tùy theo quy định của từng tỉnh, theo nơi đặt trụ sở chính công ty mà cơ quan tiếp nhận hồ sơ khác nhau);

Bước 2: Thẩm tra hồ sơ tại Bộ công thương (Vụ kế hoạch), Sở công thương (Phòng kinh tế, đầu tư). Để đảm bảo tiến độ công việc không bị chậm, hoặc biết rõ các điểm chưa đáp ứng của hồ sơ theo ý kiến của chuyên viên từng cơ quan này.

Bước 3: Sau khi có công văn chấp thuận của các ban ngành gửi về cơ quan quản lý đầu tư, hồ sơ được trình lên UBND tính/ thành phố trực thuộc trung ương hoặc Giám đốc Ban quản lý KCN.

Bước 4: Nhận kết quả hành chính.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.