Tư vấn căn cứ yêu cầu thay đổi tên đêm và tên gọi

Công dân có quyền yêu cầu thay đổi tên đệm và tên gọi nếu thuộc một trong các trường hợp được pháp luật cho phép.

Hỏi: Ngày xưa do tên bố mẹ tôi đặt cho tôi trùng với tên ai đó trong dòng họ nên cô tôi đã yêu cầu đặt lại tên khác và ra cái tên như trong giấy khai sinh như hiện gìơ là Huỳnh Thị Kim Liến. Sau đó khi tôi lên năm tuổi thì ông ngoại của tôi vì sợ cái tên lạ, nghe trái khoái đó của tôi sẽ ảnh hưởng đến tính cách con người tôi khiến tôi trở nên trái tính, trái nết khác người nên đã đặt lại với tên thường gọi là Thanh Yến.Từ đó mọi người trong nhà, nhất là bên họ ngoại đều gọi tôi là Yến, tôi cũng thích được gọi bằng tên gọi đó hơn là tên trong giấy khai sinh. Nên nếu không có gì bắt buộc sử dụng đích xác trong giấy khai sinh thì tôi thường giới thiệu và lấy tên mình là Thanh Yến. Năm 2015 tôi có đi đến phòng tư pháp huyện để yêu cầu cải chính hộ tịch, cụ thể là thay đổi tên đệm và tên gọi của mình là từ Huỳnh Thị Kim Liến sang tên Huỳnh Thanh Yến với lý do là tên gọi lạ, dễ gây nhầm lẫn cho đối phương khi đọc và viết tên tôi ( thường họ sẽ đọc là Liên hoạc ghi lại là Luyến khi nghe tôi nói tên mình) và bản thân tôi cũng thấy khó chịu, mặc cảm với tên gọi của minh. Bên phòng tư pháp huyện chấp nhận lý do chính đáng đó của tôi nhưng chỉ chấp nhận cho tôi đổi tên gọi tức là từ Liến thành Liên, hoạc Yến thôi, chỉ duy nhất một chữ tên gọi thôi chứ không chấp nhận đổi cả tên đệm thành Huỳnh Thanh Yến như nguyện vọng của tôi. Vì vậy, nên tôi đã nhận lại hồ sơ mà không chấp nhận đổi tên theo ý của họ. Tôi thật sự rất buồn và thất vọng về điều đó. Tôi rất mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi biết được là trong trường hợp này tôi có quyền và đầy đủ lý do chính đáng để yêu cầu phòng tư pháp cải chính tên đệm và tên gọi của tôi như nguyện vọng đã nêu trên hay không? (Thanh Yến - Bắc Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 27 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:"1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ".

Khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014:"1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự".

Theo đó, căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự 2005nếu như việc sử dụng họ, tên hiện tạigây nhầm lẫn, ảnh hưởng đếntình cảm gia đình, đến danh dự, đếnquyền và lợi ích hợp pháp của một người thì họ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước công nhận việc thay đổi họ tên. Trong trường hợpcủa bạn, việc sử dụng tên hiện tại rất dễ gây nhầm lẫn cho người khác nên việc thay đổi tên là cần thiết.Chữ đệm và tênthường gọi của bạn đều hoàn toànkhác so với tên trong giấy khai sinh, nhưng tên thường gọiđã được mọi người xung quanh chấp nhận và sử dụng, đồng thời bạn cũng dùng tên thường gọi đóđể giới thiệu với mọi người,do đó sẽgây nhiềukhó khăn, bất tiện cho bạn trong cuộc sống cũng như trong công việc, có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn trong một số trường hợpnếu như vẫn giữ tên khai sinh như ban đầu.

Để được đổi tên theo nguyện vọng, bạn có thể đến gặp công chức hộ tịch tại ủy ban nhân dân huyện, trình bày rõ tình hình thực tếvàcăn cứ pháp luật để được đổi tên và chữ đệm trong trường hợp của minh, nếu công chức hộ tịch vẫn không chấp nhận yêu cầu thay đổi hộ tịch của bạn thìtheo quy định tại Điều 74 Luật hộ tịch 2014:

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.