Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc trong những trường hợp đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
Hỏi: Tôi đang kiện đòi 800 triệu đồng cho vay không được trả, toà đã thụ lý đơn. Đề nghị Luật sư tư vấn, có phải từ ngày thụ lý hồ sơ, tôi sẽ không được xuất cảnh cho đến khi vụ án được giải quyết xong? Cơ quan nào có thẩm quyền không cho xuất cảnh? (Phương Uyên - Hải Phòng)
Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật Tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:
- Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:"1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm;2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự;3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế;4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó;5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan;6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ” (Điều 21).
- Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh như sau:
“1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh: a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này. b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này. c) Bộ trưởng Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này. d) Bộ trưởng Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này. đ) Thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này. 2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) để thực hiện.
3. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh” (Điều 22).
Theo quy dịnh của pháp luật, với trường hợp của anh (chị), mặc dù anh (chị) là nguyên đơn trong một vụ án dân sự nhưng vụ án này trong giai đoạn “đang chờ để giải quyết” nên về nguyên tắc, đây thuộc đối tượng chưa được xuất cảnh. Do đó, nếu có vấn đề cấp bách cần giải quyết ở nước ngoài, anh (chị) vẫn có thể làm đơn đề nghị tòa án giải quyết vắng mặt hoặc rút đơn khởi kiện để khi nào về nước sẽ làm thủ tục khởi kiện lại.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận