-->

Trường hợp chuyển rủi ro của hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Các trường hợp chuyển rủi ro của hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định trong Luật thương mại năm 2005.

Mua bán hàng hóáa là hoạt động chủ yếu của các chủ thể kinh doanh và thường được xác lập bằng một hợp đồngng mua bán hàngg hóa.Tuy nhiên, có rất ít hợp đồng đề cập đến nội dung chuyển rủi ro mà nội dung này lại vô cùng quan trọng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu có và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là mất mát hàng hóa, vỡ hàng, biến dạng hàng hóa hoặc bất cứ rủi ro nào làm cho hàng hóa không đúng như hợp đồng đã giao kết. Trong thực tế việc xác định bên nào chịu rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa.

Luật Thương mại năm 2005 quy định rất rõ ràng về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, luôn luôn ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên, nếu không có thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, thì thời điểm chuyển rủi ro sẽ được xác định như sau:


1. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định (Điều 57 Luật thương mại năm 2005)
Nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

2. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định (Điều 58Điều 57 Luật thương mại năm 2005)
Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

3. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển (Điều 59Điều 57 Luật thương mại năm 2005)
Nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
– Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

4. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển (Điều 60Điều 57 Luật thương mại năm 2005)
Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

5. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác (Điều 61Điều 57 Luật thương mại năm 2005)
Việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
– Trong trường hợp không được quy định tại các Điều 57, 58, 59 và 60 của Luật Thương mại năm 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng
– Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Luật gia Lưu Thị Phượng - Phòng cấp phép và đầu tư Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tintham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].