Trường hợp cho mượn GCNQSDĐ vay tiền ngân hàng

Trách nhiệm của người cho mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vay tiền ngân hàng.

Hỏi: Em muốn hỏi là gia đình nhà cô em mượn quyển sổ đỏ nhà đất của nhà em vay 1 tỷ 2 do gia đình đứng lên ký hộ công chứng. Và gia đình cô em viết giấy cam kết hứa 1 năm không trả được thì đền bù đất nhà cô Y. Gia đình cô Y viết và ký hết cả gia đình. Em đòi công chứng nhưng họ bảo ko cần chữ ký là được, và không công chứng. Bây giờ hết 1 năm hết hạn mà gia đình vẫn chưa nhận lại được sổ mà nhà em sắp bị tịch thu thì là hành vi gi có lừa đảo ko. Em phải làm thế nào để giữ lại được nhà ở của em. Tiền lãi gia đình em không đóng được 2 vợ chồngem, con nhỏ, mẹ em nữa, bố em mất sớm, gia đinh em ít học lên không hiểu biết, 2 vợ chồngem đều làm công nhân. Em rất sợ ngươi ta lấy mất nhà, không biết đi đâu. Đề nghị Luật sư tư vấn, làm thế nào em giữ lại được nhà ở va đòi lại được quyển sổ đỏ? (Thanh Thanh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn- Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 361Bộ luật Dân sự 2005 quy định vềbảo lãnh như sau:

"Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình."

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn cho cô của bạn mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)đemthếchấp để vaytiền ngân hàng và có đứng lên ký hộ công chứng, có nghĩa là gia đình bạn đãmang tài sản của mình ra bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ của cô bạn đối với ngân hàng. Dovậy, theo quy định trên, khi cô bạn mang sổ đỏ thế chấp để vay tiền tại ngân hàng và sau đó không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì gia đình bạn phải trả nợ cho ngân hàng theo đúng hợp đồng bảo đảm đã ký.

Tuy nhiên,các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, trong trường hợp các bên có thỏa thuận nàyvà cô bạn có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình thìđể nhận lại được sổđỏ, gia đìnhbạn có thể yêu cầu côbạn dùng một tài sản khác để đề nghị ngân hàng nhận thế chấp thay thế cho tài sản của gia đìnhbạn hoặc gia đìnhbạn có thểtrực tiếp trả nợ cho ngân hàng, sau đó yêu cầu côcủa bạn trả lại tiền cho gia đìnhbạn. Nếu cô củabạn cố tình không trả, bạn có thể khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi cô củabạn sinh sống, làm việc (theo quy định tạiđiều 35 Bộ luật Tố tung dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011).

Nếuviệc khởi kiện côbạn ra Toà án là con đường cuối cùng để giải quyết vấn đề trong trường hợp này. Dotrong tố tụng dân sự, khi đương sự có yêu cầu khởi kiện thìphải có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, gia đìnhbạn cần phải thu thập đầyđủ chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của gia đìnhbạn trong trường hợp này, chẳnghạn như giấy tờ cho mượn sổ đỏ, giấy cam kết trả nợ của côbạn,hợp đồng bảo đảm được lập giữa bạn, cô bạn và ngân hàng…

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.