-->

Trách nhiệm của giám đốc so với thành viên khác của công ty?

người đại diện của doanh nghiệp là người đứng đầu pháp nhân (tức là "thủ trưởng" của doanh nghiệp). Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải được ghi nhận trong Điều lệ, đồng thời phải được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Hỏi: Tôi mới mở công ty TNHH có 3 thành viên do tôi đứng tên làm đại diện. Luật sư cho tôi hỏi trách nhiệm của tôi có lớn hơn hai thành viên còn lại khi xảy ra sự cố rủi ro hay không? Trong vòng 36 tháng mà hai thành viên còn lại chưa góp đủ vốn điều lệ thì tôi phải làm gì? Có phải khai báo gì với cơ quan thuế hay không? (Nguyễn Văn - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật Dân sự , thì người đại diện của doanh nghiệp là người đứng đầu pháp nhân (tức là "thủ trưởng" của doanh nghiệp). Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải được ghi nhận trong Điều lệ, đồng thời phải được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên người đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công tyquy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. (khoản 4 Điều 49 Luật doanh nghiệp)

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người bị pháp luật "túm tóc", giao phó những trách nhiệm cá nhân từ nhỏ nhất đến lớn nhất của doanh nghiệp.Vì bạn là người đại diện theo pháp luật của công ty nên trách nhiệm của bạn với công ty tương đối lớn so với 2 thành viên còn lại

2. Khoản 2, khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp có quy định:

Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

2. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

3. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:

a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;

b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;

c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.

Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.