Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể. Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 275 BLDS năm 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba BLDS năm 2015 về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm BTTH.
Theo khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại".
Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:
Một là, có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.Hai là, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
Căn cứ theo các quy định của pháp luật vừa trích dẫn ở trên:
- Trường hợp nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà bên gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì bên gây thiệt hại không phải bồi thường.
- Trường hợp bên gây thiệt hại có lỗi vô ý, bên bị thiệt hại rõ ràng có lỗi cố ý thì bên gây thiệt hại không phải bồi thường.
- Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại đều có lỗi cố ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm dân sự phải được xem xét theo hướng mức độ bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi bên.
Vậy, nếu tai nạn xảy ra và chấn thương của người bị thiệt hại do chính lỗi của họ thì người gây thiệt hại sẽ không phải bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp cả người gây thiệt hại và người thiệt hại cùng có lỗi thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng Dân sự & Thương mại của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài
viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest
thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp
luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài
viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được
trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung
này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ
nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm
cá nhân người viết.
- Trường
hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp
lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư
của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198,
E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận