Chứng cứ quan trọng đối với vụ án được nói đến trong điều luật là những chứng cứ có tính quyết định đối với việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong vụ án như: xác định sự liên quan của bị can đối với hành vi đã được thực hiện
Vấn đề có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác, có thể xuất hiện do quá trình điều tra cơ quan điều tra bỏ sót tội phạm, cũng có thể do cơ quan điều tra định hướng sai, đánh giá sai các chứng cứ, áp dụng sai điều luật v.v... Vì vậy, để khởi tố bị can về một tội phạm khác thì nhất thiết phải thu thập thêm chứng cứ và làm rõ thêm những dấu hiệu vi phạm.
Căn cứ pháp lý của trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một trong những quyết định của Viện kiểm sát sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự cùng với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố do cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra gửi đến, trong trường hợp, hồ sơ vụ án còn thiếu những chứng cứ quan trọng; có tội phạm khác do bị can thực hiện hoặc có người đồng phạm khác chưa được khởi tố hoặc có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
2. Căn cứ vào quy định của Điều luật thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án trong ba trường hợp sau đây:
- Phát hiện thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được. Thông thường đó là những chứng cứ mà đòi hỏi phải sử dụng những phương tiện, biện pháp chuyên môn điều tra sâu mới có thể thu thập được;
Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác;
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra thu thập, sử dụng chứng cứ để chứng minh.
3. Chứng cứ quan trọng đối với vụ án được nói đến trong điều luật là những chứng cứ có tính quyết định đối với việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong vụ án như: xác định sự liên quan của bị can đối với hành vi đã được thực hiện; xác định năng lực trách nhiệm hình sự của bị can; xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; xác định có hay không lỗi của bị can trong việc thực hiện hành vi; hình thức lỗi; để đánh giá mức độ thiệt hại vật chất; để xác định tội danh hoặc khoản mục trong điều luật hình sự cần áp dụng, và những vấn đề quan trọng khác.
Theo quy định của Điều luật thì các chứng cứ quan trọng đó chỉ có thể thu thập qua công tác điều tra, tự bản thân Viện kiểm sát không tự bổ sung được. Điều đó có nghĩa là để phát hiện thu thập những cứ đó phải có những hoạt động nghiệp vụ chuyên môn sâu và đòi hỏi phải phân tích, xử lý những tình huống phức tạp trong quá trình điều tra. Nếu thiếu những chứng cứ quan trọng như nói trên mà tự Viện kiểm sát có thể bổ sung được thì không nhất thiết phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
4. Vấn đề có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác, có thể xuất hiện do quá trình điều tra cơ quan điều tra bỏ sót tội phạm, cũng có thể do cơ quan điều tra định hướng sai, đánh giá sai các chứng cứ, áp dụng sai điều luật v.v... Vì vậy, để khởi tố bị can về một tội phạm khác thì nhất thiết phải thu thập thêm chứng cứ và làm rõ thêm những dấu hiệu thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm mà trong hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra chưa có. Ngoài ra, khi có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác thì điều đó cũng phải được ghi rõ trong bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Chính vì thế Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung.
5. Việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra làm mất giá trị chứng minh của các chứng cứ thu được; làm cho tính pháp lý của các kết quả điều tra không bảo đảm và bản thân hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra cũng không đủ căn cứ pháp lý. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ở đây được hiểu là thực hiện các biện pháp thu thập tài liệu chứng cứ không bằng các phương tiện, biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định; người tiến hành các biện pháp điều tra không đúng thẩm quyền; tiến hành các biện pháp điều tra trong những điều kiện không gian, thời gian không phù hợp với pháp luật tố tụng hình sự làm cho những kết quả thu được không bảo đảm độ tin cậy... Chính vì vậy, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Phòng doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm Quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thôngtintrong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận