Tình tiết giảm nhẹ tội đánh người gây thương tích?

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.

Hỏi: Cách đây khoảng 2 tháng, anh tôi có đi đám cưới của 1 người bạn và có ngồi chung với mấy Bác hàng xóm. Sau khi dự tiệc đám cưới xong thì có 1 bác trong bàn mời mọi người về nhà bác đó chơi. Khi về nhà thì bác đó có mang ra thêm 1 thùng bia và nóiHôm nay bác mời,uống hết rồi về nhé. Trong khi mọi người đang vui vẻ chơi thì có 1 thanh niên hàng xóm nhà bác đó cũng đã sayrượu bước vào nhà. Mấy bác này cũng mời người đó 1 ly, nhưng vì người đó đã sayrượu nên ăn nói xấc xược, mấy bác này mời người đó về. Trong bàn ăn lúc đó toàn người lớn tuổi chỉ có 1 mình anh tôi là thanh niên. Nên người thanh niênđó sau khi bị mời về cảm thấy không phục nên đã quay qua chỉ vào mặt anh tôi và hỏi: "Mày là thằng nào?" Sau đó Bác chủ nhà liền nói: Nó cũng lớn rồi, có 2 con rồi mày gọi nó là em là được rồi". Người thanh niên đó liền chỉ thẳng và anh tôi và nói: "Tao gọi mày là thằng Cđược không?" anh tôi cũng ko nói gì. Bác chủ nhà liền đuổi người thanh niên đó ra khỏi nhà mình. 2 người giằng có ra tới ngoài cổng, vừa giằng co người thanh niên vừa chửi, văng lời tụcvào mọi người. Sau đó anh tôi đi ra can 2 người. Người thanh niên đó thấy anh tôi ra liền đấm anh tôi 1 cái sưng miệng. Anh tôi tức quá liền chạy vào nhà vài lấy cái vá ép xe máy đập người đó 1 cái trên đầu dẫn tới chấn thương khoảng 20%. Sau khi sự việc xảy ra gia đình tôi đã lothuốc men viện phí cho anh ta. Hiện đã hồi phục nhưng gia đình anh ta đòi gia đình tôi phải bồi thường 70 triệu đồng. Nhà anh tôi rất nghèo nên khả năng bồi thường là không thể. Mong luật sự xem xét có tình tiết giảm nhẹ nào không? Và trường hợp này anh tôi có phải đi tù hay không? (Phùng Khiểm - Hà Nội)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định vềTội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân".

Như vậy, anh bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho người khác theo điều 104 Bộ luật hình sự, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Về tình tiết giảm nhẹ:

Điều 46 Bộ luật hình sự cũng quy định vềCác tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

"1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt".

Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

"Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án".

Vậy nếu anh bạncó ít nhất2tìnhtiết giảm nhẹthuộc khoản 1 điều 46 của luật này thì theo quy định tại điều 47, anh bạn có thể sẽ được giảm xuốngmức hình phạt thấp nhất của khung hình phạt đó,tức là phạt cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến3 năm.

Trong trường hợp anh bạn chỉcó 1 tình tiết giảm nhẹ thuộc khoản 1 Điều 46 của luật này thì nếu đủ điều kiệntheo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn thực hiện điều 60 Bộ luật hình sự (bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng,có nhân thân tốt, có nơi cư trú cụ thể, không có tình tiết tăng nặng, có khả năng tự cải tạo,...) thì sẽ được Tòa án cho phép hưởng án treo.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.