Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Nếu không thực hiện cấp dưỡng cho con, người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hỏi: Năm 2012 (ngày 24/12/2012) tôi sinh con ở nhà mẹ đẻ từ đó đến nay chúng tôi sống ly thân anh ta khôngvào thăm và cũng ko gửi tiền trợ cấp cho con cho đến khi con được 2 tuổi mới vào thăm. Vậy nay tôi muốn làm thủ tục thuận tình ly hôn vì anh ta cũng đồng ý. Nhưng tôi muốn hỏi là tôi có thể nộp đơn xin ly hôn ở đâu quê tôi hay quê anh ta? Anh ta đồng ý cho tôi nuôi con nhưng khôngchịu gửi tiền trợ cấp thì tôi phải làm gì để anh ta phải có trách nhiệm gửi tiền cho con gái? (Thu Huyền - Hà Nam)
Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Vợ chồng chị thuận tình ly hôn thì chị chỉ cần nộp hồ sơ ly hôn đến TAND cấp huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai vợ chồng.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ gửi thông báo yêu cầu chị nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Sau khi chị nộp án phí trong thời hạn luật định Tòa án sẽ tiến hành hòa giải,nếu hòa giải không thànhtòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;
- Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;.
Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Về hồ sơ thuận tình li hôn bao gồm:
+ Giấy chứng nhận ĐKKH ( bản chính);
+ CMND của vợ, chồng ( bản sao có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu ( bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con ( bản sao có chứng thực);
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình li hôn ( theo mẫu);
Hiện nay, theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp này vợ chồng chị đã thỏa thuận được là chị sẽ trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên chồng chị lại không muốn cấp dưỡng cho con. Như vậy khi ra tòa chị có thể yêu cầu Tòa án giải quyết buộc chồng chị phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận