Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam
Hỏi: Vợ chồng tôi đang sống ở cộng hoà Séc. Nay chúng tôi tự nguyện ly hôn, vậy chúng tôi gửi đơn cho nhà nước sở tại nơi chúng tôi đang sống và làm việc họ có giải quyết cho không? Hay là phải gửi đơn tới lãnh sự quán VN tại cộng Hòa Séc? (Nguyễn Thu - Hải Dương)
Khoản 2 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014về ly hôn có yếu tố nước ngoài :"Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam".
Điều 51và Điều 56Luật HN&GĐthì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” và “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”. Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:a) Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;b) Đời sống chung không thể kéo dài;c) Mục đích của hôn nhân không đạt.
Như vậy, thủ tục ly hôn của bạn sẽ giải quyết theo pháp luật Việt Nam vàbạn có thể làm thủ tục xinly hôn tạiTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thườngtrú của bạn để giải quyết (Theođiểm c, khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự). Vàtheo quy định tạiĐiều 166 Bộ luật tố tụng dân sựvề việc gửi đơn khởi kiện thì người khởi kiện vụ án gửi đươn khiếu kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện.Do đó, nếu muốn ly hôn tại Việt Nam, bạn phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, đối với vấn đề Tòa án có được xét xử vắng mặt đương sự hay không,Khoản 2, Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng, theo đó các đương sự có quyền và nghĩa vụ phải tham gia phiên toà và phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của toà án trong thời gian giải quyết vụ án. Trong một số trường hợp, nếu không thể tham gia phiên toà, các đương sự có thể cử người đại diện theo uỷ quyền tham gia phiên toà thay mặt cho mình.
Như vậy, bạn bắt buộc phải về Việt Nam để thực hiện các thủ tục xin ly hôn và tham gia phiên toà xử ly hôn mà không thể yêu cầu toà án xử vắng mặt được. Tuy nhiên,Khoản 1, Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sựcũng quy định về một số trường hợp Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án khi đương sự vắng mặt. Trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt tại phiên tòa và có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án. Như vậy, trong trường hợp không có điều kiện về Việt Nam, bạn hoặc chồng bạnvẫn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn qua đường bưu điện và có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận