Thủ tục thành lập các loại hình công ty, doanh nghiệp mới nhất năm 2017

Dịch vụ luật sư tư vấn luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp như tư vấn thành lập doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tư vấn quản trị doanh nghiệp

Bạn chưa hiểu rõ về các điều kiện thành lập công ty và các giấy tờ có liên quan? Bạn đang băn khoăn nên chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp? Bạn chưa biết các quyền lợi nhận được, nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện và các điều cấm trong việc thành lập công ty? Bạn muốn được tư vấn một cách nhanh nhất và chính xác nhất và những điều khoản mới nhất của luật doanh nghiệp? Hay đơn giản bạn muốn tìm dịch vụ thành lập công ty giúp bạn thực hiện điều đó?

Một là, quy định về các loại hình doanh nghiệp.

Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng như sau:
  1. Doanh nghiệp tư nhân;
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV);
  4. Công ty cổ phần;
  5. Công ty hợp danh.
Bạn đang băn khoăn nên chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp? các ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình công ty/doanh nghiệp bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Các loại hình doanh nghiệp, ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệphoặc gọi cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900-6198 để được tư vấn cụ thể, chính xác và nhanh nhất.

Để thành lập được một công ty/doanh nghiệp thì cần rất nhiều điều kiện, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạ những điều kiện cơ bản để thành lập một công ty/ doanh nghiệp gồm có nội dung sau:

Hai là, quy định về các điều kiện thành lập công ty/doanh nghiệp.

- Điều kiện về đối tượng kinh doanh:

* Đối với chủ doanh nghiệp là công dân nước việt nam hoặc người nước ngoài định cư tại Việt Nam:
- Các doanh nghiệp;
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty;

* Đối với thương nhân nước ngoài có quốc tịch là các nước thành viên WTO
- Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.
- Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Ba là, quy định về điều kiện về tên doanh nghiệp.

*Tên doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố :
- Loại hình doanh nghiệp bao gồm : Công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần , công ty hợp doanh , công ty tư nhân , doanh nghiệp tư nhân (điều 38 trong luật doanh nghiệp).
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng việt.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

* Các điều cấm trong việc đặt tên của một doanh nghiệp :
- Đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Sữ dụng từ ngữ vi phạm truyền thống , văn hóa , thuần phong mĩ tục của việt nam.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Bốn là, về điều kiện về nghành nghề khi đăng ký.

Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Năm là, điều kiện về địa điểm kinh doanh.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Sáu là, về điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty.

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Khác với Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.
Với những ngành, nghề không yêu cầu thì vốn của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký khi thành lập công ty Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý: Thời hạn góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 có sự thay đổi so với Luật doanh nghiệp cũ là: Các doanh nghiệp đều phải góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập. Và chế tài xử phạt kèm theo cũng quy định: Doanh nghiệp không góp đủ thì vốn mặc định giảm xuống đến mức đã góp, cổ đông/thành viên nào không góp thì không còn là thành viên/cổ đông của công ty và công ty phải điều chỉnh vốn cũng như loại hình tương ứng.

Bảy là, quy định về con dấu.

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức và số lượng con dấu nhưng phải đảm bảo những thông tin sau: (i)Tên doanh nghiệp; (ii)Mã số doanh nghiệp.

Trước khi sữ dụng con dấu cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để đăng tải công khai lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, bạn sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để thành lập một công ty/doanh nghiệp như sau:

Quy trình thành lập công ty/doanh nghiệp đối với hầu hết các loại hình công ty/doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên) đầy đủ bao gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.

Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty.

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân.

• Bước 1: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.

Bước 2: Nhận con dấu pháp nhân - Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty.

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

Bước 1: Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.

Bước 2: Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, "Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế".

Bước 3: Đăng công bố.

Bước 4: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài.

Bước 5: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.

Bước 6: Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.

Bước 7: Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở công ty.

Bước 8: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Với năng lực tư vấn pháp luật và kinh nghiệm pháp lý của mình, Công ty Luật TNHH Everest hoàn toàn tin tưởng rằng sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu và yêu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].