Khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ (hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi),cần nộp hồ sơ lên UBND cấp xã nơi nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú để yêu cầu giải quyết.
Hỏi: Tôi vừa kết hôn với một nguời đã có con riêng 2 tuổi. Bố đẻ của bé đã mất cách đây hơn 1 năm. Tôi rất yêu quý bé và muốn nhận bé làm con nuôi. Đề nghị luật sư tư vấn, thủ tục để tôi nhận nuôi cháu bé như thế nào? (Đỗ Minh Nhật - Ninh Bình)
Luật gia Lê Thị Hoàng -Công ty LuậtTNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định củaLuật Nuôi con nuôi năm 2010để anh tham khảo, như sau:
“1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.” (Điều 17)
-Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
“a) Giấy khai sinh;
b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
2. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng” (Điều 18).
-Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi
“1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ” (Điều 19).
Trên đây là toàn bộ những giấy tờ anh cần chuẩn bị để được nhận con riêng của vợ anh làm con nuôi. Khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ (hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi), anh cần nộp hồ sơ lên UBND cấp xã nơi anh thường trú hoặc nơi con riêng của vợ anh thường trú để yêu cầu giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận