Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói
Hỏi: Ngày 16/12/2014 tôi vào làm việc tại công ty B chức vụ là quản đốc nhưng công ty không ký hợp đồng với tôi mà chỉ giao kết bằng miệng. Đến ngày 20/03/2015 Giám đốc công ty ra quyết định cho tôi và 1 số nhân viên khác tạm thời nghỉ việc do công ty gặp khó khăn và sẽ trở lại làm việc khi công ty ổn định. Tôi đã bàn giao đầy đủ các công việc theo đúng quy địnhnhưng công ty lấy lý do khó khăn về kinh tế nên không thanh toán lương cho tôi mà làm giấy cam kết trả lương cho tôi. Đến tháng 10/2015 tôi đã rất nhiều lần đến công ty cũng như gọi điện nhưng công ty không trả lương cho tôi nên tôi đã gửi đến công ty bản đề nghị thanh toán lương nhưng vẫn không có phản hồi từ phía công ty! Đến tháng 11/2015 tôi gửi đề nghị thanh toán lương lần 2 cũng không nhận được phản hồi. Tháng 11/2015 tôi gửi đơn khiếu nại đến thanh tra sở lao động thành phố Hà Nội được hướng dẫn là phải khiếu nại đến công ty. Tôi làm đơn khiếu nại đến công tyvà cũng cókhông phản hồi. Tháng 1/2016 tôi khiếu nại lần 2 lên Chánh thanh tra sở thì được gọi đến làm việc yêu cầu cung cấp chứng cứ xác minh việc công ty đã nhận được đơn khiếu nại quá 45 ngày mà không giải quyết tôi đã cung cấp. Sau đó thanh tra sở gọi lên làm việc lần 2 nói tôi đã hết thời hạn khiếu nại. Tôi đã làm đơn lên thanh tra bộ nhưng thanh tra bộ gọi lên làm việc thì nói rằng: Thời hiệu khiếu nại đòi các quyền lợi về HĐLĐ đã hết Thời hiệu khiếu nại về Các chế độ bảo hiểm và các chế độ LĐ khác đã hết, chỉ còn có thể khiếu nại đòi lương. Nhưng nếu khiếu nại thì chỉ dừng lại ở mức độ xử lý hành chính không thể cưỡng chế công ty thanh toán lương nên khuyên tôi nên khởi kiện! Vậy tôi xin hỏi trường hợp của tôi thì trình tự khởi kiện như thế nào? Khởi kiện ở đâu? ( Đinh Văn Danh - Hà Nội)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Lao động – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16Bộ luật lao động:
"Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói"
Theo như thông tin bạn cung cấp bạn bắt đầulàm việc tại công ty từ ngày16/12/2014 đến ngày 20/03/2015 Giám đốc công ty ra quyết định cho bạn số người khác thôi việc. Trong trường hợp trên bạn và người sử dụng lao độngkhông có sự thỏa thuận về thời hạn làm việc là bao lâu, tuy nhiên thời hạn mà bạn làm việc tại công ty là trên 3 tháng mà công ty lại không ký hợp đồng lao động với bạn mà chỉ thỏa thuận bằng miệng là vi phạm pháp luật lao động.
Bộ luật lao động quy định như sau:
Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
"1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động vớidoanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng."
Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
"1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm."
Căn cứ vào các quy định trên và các thông tin mà bạn đưa ra thì bạn hoàn toàn có thể khởi kiện đòi lại tiền lương mà không cần phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao độngdo bạn không còn làm việc tại công ty nữa.Như vậy, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động sẽ là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi của mỗi bên tranh châp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
- Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động:nếu không cung cấp được hợp đồng lao động vì lý do công ty giữ bạn có thể trình bày cụ thể vào đơn khởi kiện, bảng lương, các hóa đơn, chứng từ về việc công ty thanh toán lương cho bạn, văn bản xác nhận thời gian bạn làm việc trên tàu của công ty....
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
Bạn nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nơi công ty đóng trụ sở, sau khi nộp đơn khởi kiện, Tòa án nhận và xem xét xem hồ sơ của bạn có hợp lệ và còn thời hiệu khởi kiện hay không. Nếu còn thời hiệu và hồ sơ hợp lệ, Tòa sẽ thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận