Luật sư tư vấn thủ tục góp vốn...
Hỏi: Hợp tác xã vận tải mới thành lập 4/2015 có 5 xe chở hàng hoá thông thường các xe có trọng tải dưới 7 tấn có cần xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải luôn không? Thủ tục góp vốn vào hợp tác xã có cần xin xác nhận của cơ quan hành chính nào không hay chỉ cần văn bản có ký kết của xã viên với hợp tác xã thôi. em mới làm chưa rõ thủ tục lắm mong được luật sư giúp đỡ? Thanh Hà - Hà Nội)
1. Về việc xin giấy phép kinh doanh vận tải
Theo thông tin bạn cung cấp, HTX của bạn mới thành lập tháng 4/2015 và có 5 xe chở hàng hóa thông thường có trọng tải dưới 7 tấn. Trong trường hợp này chúng tôi xin khẳng định rằng HTX của bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh vận tải thì mới có thể tiến hành kinh doanh, bởi theo Điều 13 và Điều20Nghị định 86/2014 NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe oto như sau:
“Điều 13. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:
1.Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
....”
"Điều 20: Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
..."
Như vậy, giấy phép kinh doanh vận tả bằng xe ô tô là điều kiện bắt buộc khi HTX muốn kinh doanh vận tải bằng ô tô.
2. Về việc góp vốn vào HTX
Việc góp vốn vào HTXđược qui định tại Điều 17, Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
"Điều 17. Góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp
1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
5. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định."
Như vậy, bạn chỉ cần góp đúng và đủ theo qui định, HTX sẽ cấp giấy chứng nhận vốn góp cho bạn với các nội dung chủ yếu qui định tại khoản 4, Điều 17 mà không cần phải có sự xác nhận của cơ quan hành chính nào.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận