-->

Thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ

Thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thực hiện qua các bước cơ bản: nộp đơn và việc tiếp nhận đơn đăng ký, thẩm định hình thức đơn đăng ký, công bố đơn đăng ký, thẩm định nội dung đơn đăng ký, cuối cùng là cấp văn bằng bảo hộ.

Theo quan điểm truyền thống, tài sản hữu hình chiếm phần lớn giá trị của doanh nghiệp, bao gồm nhà xưởng, máy móc, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, gần đây, quan niệm này đã có nhiều thay đổi.Các doanh nghiệp dần nhận ra rằng, 'tài sản vô hình' của họ còn có giá trị lớn hơn nhiều so với những 'tài sản hữu hình'. Trong đó, những tài sản sở hữu công nghiệp như:nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích được coi là tài sản vô hình có giá trị của doanh nghiệp.

Do đó, Việc đăng ký sở hữu công nghiệp là một phương thức quan trọng để bảo vệ 'tài sản vô hình' và duy trì quyền sở hữu trí tuệ.

Việc đăng kýsở hữu công nghiệpgồm nhiều công đoạn. Đối với người không có chuyên môn mà nói thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ. Bài viết này sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

Các bước tiến hành đăng ký nhãn hiệu được quy định theo pháp luật tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 (gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ).Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc đăng ký nhãn hiệu thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Bước thứ nhất, nộp đơn, ngày nộp đơn và việc tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 108)

Trong đơn đăng ký nhãn hiệu cần có ít nhất những thông tin và tài liệu sau đây: (i) Tờ khai đăng ký nhãn hiệu trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu;(ii) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn; (iii) Đối với các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì phải có những tài liệu khác như quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, bản đồ khu vực địa lý, văn bản cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận.

Bước thứ hai: Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 109).

Mục đích của công đoạn này là để xem xét về hình thức của đơn, nhãn hiệu đăng ký có nằm trong phạm vi bảo hộ không, người nộp đơn có quyền đăng ký không, đã nộp phí và lệ phí chưa,…Thời gian cho công đoạn này là khoảng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, nếu đơn không hợp lệ, cục sở hữu trí tuệ sẽ từ chối chấp nhận đơn và nêu lý do, thiếu sót. Nếu đơn hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn.

Bước thứ ba: Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 110).

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Thời gian công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là 2 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước thứ tư: Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 114)

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu. Nếu đơn đăng ký đáp ứng đủ điều kiện thì cục sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng. Nếu đơn đăng ký không đáp ứng đủ điều kiện, Cục sẽ ra thông báo từ chối cấp văn bằng. Doanh nghiệp có thể khiếu nại hoặc gửi công văn trả lời, đồng thời đưa ra các căn cức để cấp văn bằng.
Thời gian thẩm định nội dung là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước thứ năm: Cấp văn bằng bảo hộ.

Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng và nộp lệ phí cấp bằng trong vòng 02 đến 03 tháng. Sau khi có quyết định cấp văn bằng, người làm đơn tiến hành nộp lệ phí và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm, nếu muốn tiếp tục sử dụng, khách hàng có thể gia hạn thêm 10 năm nữa sau khi sắp hết hạn.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: [email protected].